Ba lần trả lời, Tổng thanh tra không làm nữ đại biểu thỏa mãn
Cập nhật lúc :3:07 PM, 22/08/2012
(ĐVO) Nhiều đại biểu quốc hội tại buổi chất vấn sáng nay đã không thỏa mãn với câu trả lời của Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh khi trả lời về thực trạng và giải pháp giải quyết tham nhũng mặc dù phần hỏi đáp được thực hiện nhiều lần.

>>Nhà thầu nước ngoài đưa vào lượng lao động bất hợp pháp

Truy trách nhiệm Thanh tra Chính phủ vụ Vinalines

Không đồng tình với khẳng định của Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh: “khi thanh tra chúng tôi hoàn toàn tuân thủ quy định của pháp luật, đại biểu Lê Thị Nga, phó chủ nhiệm Ủy ban tư pháp cho rằng "phải xem xét lại" và gửi tới Tổng thanh tra Chính phủ 3 câu hỏi. Các câu hỏi bà Nga đưa ra liên quan đến việc Thanh tra Chính phủ loại bỏ trách nhiệm của các bộ liên quan trong vụ Vinalines và trách nhiệm của Tổng thanh tra Chính phủ trong vấn đề này?; Về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với 4 tập đoàn nhà nước có kết luận thanh tra vi phạm? Trách nhiệm của thanh tra chính phủ trong việc không thực hiện đúng thẩm quyền kiến nghị dẫn đến hậu quả sự việc ông Dương Chí Dũng? Đề nghị Tổng thanh tra Chính phủ giải thích về số trường hợp chậm có kết luận thanh tra, có dấu hiệu trì hoãn việc ra kết luận thanh tra gây ảnh hưởng đến phòng chống tham nhũng?

Trả lời thắc mắc của đại biểu Nga, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, trong thực hiện thanh tra các tập đoàn và thanh tra các cơ quan nhà nước nói chung, thông thường thanh tra chấp hành theo quy định pháp luật. Theo đó, trách nhiệm chính thuộc về các đơn vị trực tiếp. Đối vói các đơn vị liên quan, trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ là đề xuất đánh giá khuyết điểm của các cơ quan này. Trong vụ việc Vinalines, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đề nghị bộ GTVT xem xét một số quy định về mua đóng tàu và các trách nhiệm thẩm quyền, Bộ nội vụ xem xét quy định quản lý vốn, tổ chức, bổ nhiệm, điều động, đề bạt cán bộ. Trong đề nghị Thủ tướng Chính Phủ, Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị xem xét trách nhiệm của 3 bộ liên quan trong vụ việc vừa qua.

“Thông thường từ trước đến nay, trách nhiệm, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ là như thế. Trách nhiệm liên đới của các bộ ngành liên quan là chúng tôi kiến nghị thủ tướng Chính phủ, xem xét, đánh giá trách nhiệm”, ông Tranh khẳng định.

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh

Ông Tranh cũng giải thích thêm, việc không quy trách nhiệm bộ ngành đối trong việc  các tập đoàn nhà nước sai phạm là “quá sức” với Thanh tra Chính phủ.

“ Việc tách trách nhiệm từng bộ ngành vi phạm bao nhiêu chúng tôi không tách được cái này. Chúng tôi chỉ thanh tra một số công việc cụ thể chứ không thể thanh tra toàn diện, toàn bộ tập đoàn. Bởi lẽ, nhiều tập đoàn rất rộng, rất quy mô nên cũng không thể làm được hết …Ngoài ra, việc này do  tiền lệ và chúng tôi chỉ có trách nhiệm quản lý nhà nước thôi, trách nhiệm trực tiếp của bộ ngành chúng tôi chỉ kiến nghị”, ông Tranh giải thích.

Giải thích việc Thanh tra Chính phủ im lặng khi ông Dương Chí Dũng được bổ nhiệm trong quá trình thanh tra, ông Tranh cho biết, Thanh tra Chính phủ thực hiện theo quy định pháp luật, còn công tác cán bộ, cơ quan này không có trách nhiệm, có thẩm quyền can thiệp.

Bà Lê Thị Nga, phó chủ nhiệm Ủy ban tư pháp.
“Ông Dương Chí Dũng do Thủ tướng trực tiếp điều động, bổ nhiệm và khi ông Dũng được thiên chuyển thì chưa phát hiện có vi phạm. Ngoài ra, cơ quan thiên chuyển không tham khảo ý kiến của thanh tra. Cho nên trong quá trình thanh tra không thể nào thực hiện việc cản trở điều động, thiên chuyển cán bộ khi đối tượng chưa có dấu hiệu vi phạm”, ông Tranh nói.

Về việc một số vụ việc Thanh tra Chính phủ chậm đưa ra kết luận, ông Tranh thẳng thắn tiếp thu ý kiến của đại biểu và thừa nhận có thực tế trên. Tổng Thanh tra Chính phủ viện dẫn một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: Sau khi thanh tra phải tham khảo ý kiến của các bộ ngành chức năng; việc đưa ra kết luận phải chính xác, trung thực và hiện chưa có chế tài thực hiện luât thanh tra…

Liên quan đến vến đề Vinalines và các vụ tham nhũng mà các đại biểu thắc mắc, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài Chính Vương Đình Huệ và Thứ trưởng Bộ Công an giải trình thêm. Ở phần giải trình, Bộ trưởng Huệ khẳng định, căn cứ theo tinh thần cũng như lời văn trong văn bản kết luận, Thanh tra Chính phủ đều khẳng định, đó la trách nhiệm của Chủ tịch hội đồng thành viên, của hội đồng thành viên, của tổng giám đốc các công ty con và nội bộ tập đoàn hàng hải Vinanlines.

"Việc mua ụ nổi quá hạn đến hơn 40 tuổi của Vinalines rõ ràng không có ai cho phép. Đối chiếu với các quy định quản lý vốn cũng đều sai. Vậy xét trách nhiệm, những người làm sai phải chịu. Bộ Tài chính chỉ liên can trong kiến nghị đôn đốc Vinalines nộp lại ngân sách 8,55 tỷ đồng thuế thu nhập DN còn nợ. Bộ đã chỉ đạo Tổng Cục thuế, đôn đốc đơn vị nộp lại đủ trước ngày 13/6", Bộ trưởng Huệ giải thích.

Lý giải việc một số vụ liên quan đến tội phạm tham nhũng có kết luận thanh tra nhưng không được chuyển sang cơ quan điều tra, Thứ trưởng Ngọ cho rằng, nguyên nhân là do đặc thù của tội phạm tham nhũng hoạt động rất ẩn, họ là người có chức, có quyền. Do đó, khi  những người này có hành vi phạm tội thường rất có kinh nghiệm che dấu tối phạm. Ngoài ra, Tổng Thanh tra Chính phủ cũng đã thừa nhận hạn chế về năng lực, chuyên môn có mức độ.

Ông Ngọ cũng cho rằng, cơ quan Thanh tra Chính phủ cần rút kinh nghiệm trong vấn đề chuyển giao. Theo đó, ông Ngọ đề nghị,trong quá trình thanh tra nếu vụ việc nào có dấu hiệu vi phạm thi nên chuyển sớm sang cơ quan điều tra chứ cũng không nên quá cầu thị, phải khi có kết luận mới chuyến sang cơ quan điều tra tạo dư luận không được khách quan.

Chưa thỏa mãn với phần trả lời câu hỏi của mình, đại biểu Lê Thị Nga cho rằng Tổng thanh Tra Chính Phủ chưa thẳng thắn, các câu trả lời còn vênh nhau và tiếp tục truy trách nhiệm của ông trong khi không thực hiện quyền kiến nghị trong vụ Vinalines.

“Có lẽ tôi và Tổng Thanh tra Chính phủ chưa gặp nhau về quan điểm.  Khi tôi hỏi về việc quy trách nhiệm của các bộ liên quan theo quy định pháp luật thì Tổng thanh tra lại trả lời xác định trách nhiệm của các bộ theo thông lệ, đồng chí nên xem xét kỹ lại vấn đề này. Đối với các đại biểu quốc hội và nhà nước pháp quyền thì xem xét trách nhiệm là xác định trách nhiệm theo luật chứ không phải theo thông lệ. Mà từ đầu đến giờ Bộ trưởng cũng trả lời là khi thanh tra là theo luật nhưng các vụ cụ thể thì Bộ trưởng lại trả lời là theo thông lệ, đồng chí phải cân nhắc thêm”, bà Nga khéo léo nhưng cũng thẳng thắn chất vấn lại.

Bà Nga cũng cho rằng, về vụ Vinalines, Tổng thanh tra Chính phủ đã đánh đồng trách nhiệm của cá nhân có vi phạm với việc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý, dùng biện pháp khắc phục hậu quả. Ngoài ra, Bà Nga cũng bày tỏ sự khó hiểu khi tại kỳ họp quốc hội Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã nói rằng trong quá trình bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng không nhận được trao đổi thông tin từ phía Thanh tra Chính phủ và hôm nay Tổng thanh tra cũng nói là trong quá trình thanh tra không nhận được kiến nghị từ cơ quan thanh tra. “Tôi chia sẻ, thông cảm với những khó khăn trong công tác thanh tra tham nhũng. Tuy nhiên, dư luận hiện nay rất bức xúc về vấn đề này khi người thanh tra cứ thanh tra, người bổ nhiệm cứ bổ nhiệm, điều tra cứ điều tra cuối cùng Dương Chí Dũng trốn thoát”, bà Nga bức xúc.

Tuy nhiên, bà Nga không nhận được phần giải đáp thêm từ ông Tranh ngoài lời khen: “Câu hỏi của đại biểu Nga là những trao đổi thích hợp, bổ ích, sễ nghiên cứu tiếp thu ý kiến…”. Ông Tranh cũng cho biết, trước buổi chất vấn hôm nay bà Nga đã có phần chất vấn trực tiếp, tuy nhiên phần giải đáp của ông vẫn chưa làm bà thỏa mãn.

Có nên đưa ra khái niệm thanh tra đức?

Sau phần chất vấn của bà Nga, rất nhiều đại biểu khác cũng đưa ra những câu hỏi liên quan đến vấn đề xoay quanh thực trạng, trách nhiệm của Thanh tra Chính Phủ cũng như giải pháp giải quyết vấn đề tham nhũng.

Đại biểu Ngô Văn Minh bày tỏ sự không bằng lòng khi đọc bản báo cáo công tác tham nhũng của Tổng Thanh tra Chính phủ.

“Tôi lấy làm buồn về báo cáo công tác tham nhũng quá cô đọng, khái quát, chỉ vắn gọn trong 2,5 trang và rất chung chung. Chỉ có một dòng chấp nhận được là: “công tác phòng chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu và mục tiêu, tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều cấp nhiều ngành, gây bức xúc dư luận. Ngoài ra không thấy chỗ nào đề cập đến tham nhũng”, ông Minh vạch rõ.

Đáp lại thắc mắc của đại biểu Minh, Tổng thanh tra Chính phủ cho rằng, Thanh tra chính phủ là cơ quan quản lý nhà nước, với trách nhiệm của mình chỉ đề ra những biện pháp chung, còn biện pháp cụ thể là do các bộ ngành.

Nhiều đại biểu khác cũng đưa câu hỏi thắc mắc về việc số vụ tham nhũng bị phát hiện quá ít so với số vụ thanh tra. Đại biểu Nguyễn Đình Quyền, Phó chủ nhiệm ủy ban tư pháp nêu một thực trạng, trong 5 năm qua, việc phát hiện, xử lý tham nhũng năm sau giảm hơn năm trước và đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết nguyên nhân thực trạng, trách nhiệm của cơ quan thanh tra trong việc ít phát hiện vụ việc tham nhũng vì 1 năm có hàng nghìn vụ thanh tra nhưng việc phát hiện tham nhũng qua thanh tra rất ít?

Đại biểu Lê Như Tiến còn thẳng thắn chia sẻ phản ánh của cử tri: “Có ý kiến phản ánh, khi nhận được thông báo cơ quan thanh tra đến thanh tra, doanh nghiệp rất lo lắng. Họ cố gắng khi đoàn đến chăm sóc chu đáo, tiễn đưa hậu hĩnh, đậm đà. Liệu đây có phải là nguyên nhân khiến nhiều vụ thanh tra không đưa ra được kết quả ? Trong giáo dục có đạo đức nhà giáo, trong ngành y có y đức, vậy trong thanh tra liệu có nên có cái gọi lại thanh tra đức không?”

Trả lời câu hỏi các đại biểu, ông Tranh thừa nhận, những việc đại biểu Tiến phản ánh là hoàn toàn có. Thời gian qua, Thanh tra Chính phủ đã xử lý một số trường hợp.

“Việc nhũng nhiễu, để lọt thông tin trong công tác thanh tra là hoàn toàn chính xác. Thời gian tới, Chúng tôi tiếp tục nâng cao giáo dục trong ngành”, ông Tranh khẳng định.

ĐANG ĐỌC NHIỀU:

>> Bước đi tiếp theo của TQ trên Biển Đông là gì?
>> Tuổi thơ bầu Kiên trong mắt bạn cũ
>> Bầu Kiên bị bắt
>> Nhận diện 3 công ty riêng cùng tội danh của Bầu Kiên
>> 'Khai tử' thuê bao di động trả trước không đăng ký
>> 'Con tôi chết oan quá'
>> Không được hạn chế nhập cư trái luật
>> Bầu Kiên bị bắt vì 'liên quan đến vi phạm ở 3 công ty có đơn tố cáo'
>> Phút 'hố địa ngục' Lê Văn Lương há miệng qua lời kể nhân chứng
>> Hà Nội cây đổ hàng loạt, một người chết
>> Bão số 5 phong tỏa Quảng Ninh, Hà Nội ngập
>> Thói mè nheo, hậm hực của tài xế taxi Sài Gòn
>> 
Nổ khinh khí cầu trên biển Nha Trang 
>> Hàng trăm người đập phá trụ sở UBND xã, đánh đập cán bộ
>> Bão số 5 mạnh thêm 
>> Quay xe đâm thẳng cảnh sát, kéo lê trên đường
>> 'Luật về mại dâm sẽ được đặt lên bàn nghị sự'
>> Bọn cướp chuyên cướp... ghế nhựa ở TPHCM
>> Thiếu nữ giết người đốt nhà bị bắt sau 20 năm 
>> Nữ sinh đạp vào vùng kín của nhau vì buôn chuyện
>> Nguy hiểm như đi 'gội đầu thư giãn'
>> Phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp
>> Cháy lớn tại khu công nhân Trung Quốc ở Hải Phòng
>> Văn phòng Quốc hội sẽ xử lý chuyên viên hành hung nữ phục vụ
>> Công ước LHQ về Luật Biển: Công cụ pháp lý quan trọng của thế giới
>> Lời khai của hung thủ phê thuốc tây chém người
>> Chụp ảnh CSGT, bị tấn công giật máy ảnh
>> Làm rõ vùng tranh chấp ở Biển Đông
>> Đổ lỗi cho nhau về ‘hố địa ngục’
>> Nhận diện và cảnh giác với tham vọng của TQ
>> Hà Nội sẽ hạn chế 'người ngoại tỉnh' nhập cư?
>> Những hoạt động kinh tế của ‘bầu Kiên’
>> Ống nước gãy gây 'hố địa ngục' ở Hà Nội

Khánh Tường
Ý kiến của bạn In bài này
Dành cho quảng cáo