Minh Hạnh mang hồn Việt đến festival vải sợi quốc tế

TTO - Báo Pháp LA MONTAGNE ra ngày 16-7-2012 viết về nhà thiết kế Minh Hạnh nhân chuyến biểu diễn và triển lãm tại Clermont Ferrand, Pháp. TTO xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của phóng viên Jacques Testud.

Minh Hạnh sáng tạo từ tính nhân văn

Bà sẽ là một trong những ngôi sao của Festival quốc tế dệt may đặc biệt (FITE) diễn ra từ ngày 12 đến 16-9-2012 tại Clermont Ferrand, thủ phủ vùng Auvergne, được dự báo trình làng các mẫu trang phục vừa đa dạng vừa đặc biệt.

Minh Hạnh đến từ Việt Nam sẽ xác định lại với festival những nét nhân văn và nghệ thuật phối cảnh từ những bộ trang phục do bà thiết kế qua buổi trình diễn thời trang do bà thực hiện sẽ diễn ra vào ngày 15-9-2012 vào lúc 15g tại Liên hoan quốc tế ngành vải sợi đặc biệt.

Từ Sài Gòn đến Clermont Ferrand

Minh Hạnh đã xem lại bốn mẫu trang phục do bà thiết kế được trưng bày ở Bảo tàng Bargoin và đến nơi diễn ra buổi trình diễn của bà với không dưới 30 bộ trang phục dành cho phụ nữ. Minh Hạnh sống ở Sài Gòn và có 20 năm làm việc trong ngành thiết kế mẫu. Hiện nay êkip làm việc của bà có cả trăm người. Minh Hạnh và các mẫu thiết kế của bà đến với FITE theo lời mời của Christine Athénor, giám đốc dự án HS, nơi đưa ra sáng kiến tổ chức FITE và hợp tác với Bảo tàng Bargoin.

Theo Marie-Bénédicte Seynhaeve-Kermorgnat, phụ trách vải sợi ở Bảo tàng Bargoin, FITE không chỉ là một festival về ngành vải sợi mà còn là nơi để nói lên tính nhân văn trong trang phục. Và công việc thiết kế của Minh Hạnh là tâm điểm của tính nhân văn. Nhà thiết kế mẫu này quan tâm đến các trang phục truyền thống do cộng đồng thiểu số miền núi ở Việt Nam thực hiện.

Minh Hạnh cho biết bà đã hiện thực hóa một sự kết hợp giữa các trang phục truyền thống này với tính hiện đại. Các trang phục này được thực hiện từ các ngôi làng của cộng đồng thiểu số người Dao hay người Mông. Tất cả các trang phục được thực hiện đầy màu sắc và rất trau chuốt. Mỗi làng có cách làm, sắc thái riêng đặc trưng của họ.

Những biến hóa của trang phục

Để sáng tạo nên những trang phục truyền thống và làm toát lên những biểu tượng văn hóa và dân tộc, Minh Hạnh đã tìm kiếm những loại vải thô của người dân tộc và yêu cầu có những loại vải đặc biệt để tạo ra những sản phẩm mới.

JACQUES TESTUD

Chia sẻ:
http://tuoitre.vn/Images/bookmark/facebook_48.png http://tuoitre.vn/Images/bookmark/yahoo.jpg http://tuoitre.vn/Images/bookmark/twitter_48.png http://tuoitre.vn/Images/bookmark/google_48.png http://tuoitre.vn/Images/bookmark/myspace_48.png
(0)
LƯU Ý: Phần Ý kiến bạn đọc của TTO (Tuổi Trẻ Online) là diễn đàn để bạn đọc thảo luận, thắc mắc và chia sẻ ý kiến với tin bài TTO đã đăng. TTO sẽ biên tập các ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. TTO hoan nghênh đón nhận và xuất bản những ý kiến khách quan, có tính xây dựng, tôn trọng cộng đồng. TTO từ chối hoặc xóa bỏ bất cứ lời bình nào không hợp thuần phong mỹ tục, các ý kiến cực đoan, không tôn trọng người khác. Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc sai nhiều chính tả sẽ không được xuất bản. Các quảng cáo, ngôn ngữ html và đường link đều không được đăng. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của bạn đọc.