Cận cảnh những con vật có 'cái ấy' kỳ quặc nhất thế giới

Cập nhật lúc :9/3/2012 7:21:00 PM

(ĐVO) Việc các nhà khoa học phát hiện một loài cá mới tại Việt Nam có cơ quan sinh dục nằm dưới cằm, ngay phía sau miệng đã bổ sung vào bộ sưu tập những con vật có "cái ấy" kỳ quặc nhất thế giới.


Cá có có dương vật nằm trên đầu


Loài cá này được các nhà khoa học đặt tên là “The Phallostethus cuulong”, dài 2cm,  là thành viên thứ 22 trong gia đình Phallostethida, một nhóm cá nhỏ, thanh mảnh, gần như trong suốt sống chủ yếu tại Đông Nam Á.

Theo Wikipedia, điểm đặc biệt là loài cá này là có cơ quan sinh dục nằm dưới cằm, ngay phía sau miệng. Con đực không có dương vật giống như con người và các loại động vật có vú khác. Chúng có một cơ quan sinh sản là priapium, nằm quay ngược về phía sau và giống một dạng vây ngực. Ống dẫn trứng của con cái có thể chứa đầy tinh trùng trong cơ thể vì vậy tỷ lệ trứng được thụ tinh là khá cao.

Con đực dài 2cm giao phối với con cái bằng cách phần đầu của chúng đặt gần nhau, tạo thành 1 góc 45 độ.

Loài cá này được phát hiện lần đầu ở một con kênh tại đồng bằng sông Cửu Long tháng 7/2009 bởi nhà khoa học Nhật Bản Koichi Shibukawa, trong chương trình nghiên cứu phối hợp với các đồng nghiệp ở Đại học Cần Thơ.

Loài cá này được báo chí quốc tế gọi là “có dương vật nằm trên đầu” (mặc dù thực tế là không phải) được phát hiện chỉ một tháng sau khi các nhà khoa học phát hiện ra một loài rắn ở Amazon có hình dạng giống với “của quý” của người.

Thú lông nhím có "cậu nhỏ" 4 vòi
Tại hòn đảo Tasmania phía Nam Australia có một loài thú lông nhím kỳ lạ mang tên Echidna. Loài thú đẻ trứng này được biết đến như là loài vật sở hữu… bộ phận sinh dục kỳ lạ nhất thế giới vì có tận bốn "cái vòi".

Thú lông nhím có tận bốn "cái vòi".

Cùng với thú mỏ vịt, Echidna là động vật đơn huyệt cuối cùng còn tồn tại trên thế giới. Thú lông nhím thuộc nhánh đầu tiên của động vật có vú nhưng vẫn có những đặc điểm của loài bò sát, như đẻ trứng thay vì sinh con. Bác sĩ Stuart Rose, người đã dành 25 năm cuối cùng của cuộc đời để nghiên cứu đời sống tình dục của thú lông nhím, cho biết, loài vật này đã được các trang trại ở đây gắn thẻ để dễ dàng nghiên cứu. Đến mùa sinh sản, thú lông nhím cái hiếm khi ở một mình bởi chúng được vây quanh bởi rất nhiều con đực.

Dương vật của loài Echidna có hình dáng rất kỳ lạ. Nó có 4 "cái đầu" và nhìn qua nhiều người sẽ lầm tưởng đó là… một bàn tay. Lý do vì sao “cái ấy” của loài thú lông nhím có tận 4 “nhánh” vẫn còn đang được các nhà khoa học tìm hiểu. Nguyên nhân lớn nhất có lẽ là vì để con Echidna đực tăng cơ hội thụ tinh trong “trận chiến” với những đối thủ khác luôn vây quanh “bạn gái” của mình.

Nhện nephilengys malabarensis sẵn sàng từ bỏ "của quý" để thoát thân

Nhện nephilengys malabarensis đực có nguy cơ bị nhện cái ăn thịt sau khi giao phối. Tuy nhiên, nhện đực dùng chiêu rất thông minh vừa để thoát thân, vừa để bảo vệ con của chúng khi chúng từ bỏ luôn “của quý” sau khi “mây mưa”. Và đây được xem là là việc làm thông minh duy nhất vì nhện đực sau đó cũng phải thực hiện nhiệm vụ bảo vệ con chúng. Mất đi bộ phận sinh dục giúp trọng lượng cơ thể chúng nhẹ hơn và có thể trở thành chiến binh mạnh mẽ hơn.

Bỏ đi "của quý" đối với nhện là trút được một gánh nặng.

Nhện nephilengys malabarensis có nhiều nhất 2 cơ hội giao phối: Chúng có một cặp cơ quan truyền dẫn tinh trùng, thường được gọi là các “xúc tu” nhưng thực tế tương tự như dương vật. Có tới 75% nhện nephilengys malabarensis mất đi bộ phận sinh dục sau khi giao phối. Và nếu chúng sống sót khi chỉ còn một, hoặc không còn xúc tu nào, thì chúng sẽ có khả năng chiến đấu tốt hơn khi không còn phải mang theo gánh nặng từ xúc tu.

Theo bài báo sắp được xuất bản trên tạp chí Biology Letters, các nhà khoa học đã thử bằng cách bắt bỏ một hoặc cả hai xúc tu của nhện và chọc tức chúng cho tới khi chúng mệt lử đến mức không thể di chuyển được nữa và thấy rằng, cắt bỏ một chiếc xúc tu giúp giảm 4% trọng lượng cơ thể nhện và cắt cả hai giúp giảm 9% trọng lượng. Ngược lại, sức chịu đựng của nhện tăng thêm tương ứng là 32% và 80%.

Các nhà khoa học đoán rằng, nhện đực chiến đấu hăng hơn khi không còn xúc tu vì chúng “chẳng còn gì để mất” ngoài nhiệm vụ bảo vệ con. 

Đang đọc nhiều:

>> Ăn chơi 'tới bến' dịp 2/9... ở đâu hút khách du lịch nhất?
>> 5 lựa chọn 'qua đêm' xa hoa nhất
>> Du lịch tình dục ở đâu ‘khoái’ nhất?
>> ‘Ăn chơi’ kiểu mới... khi 'phượt'
>> Lãng mạn hồi hộp 'ăn chơi' trong nhà hàng hang động
>> Làm ‘chuyện ấy’ ở những nơi không tưởng tượng nổi
>> Thu hút khách du lịch bằng… tội phạm
>> Thỏa sức 'yêu' trong lễ hội cà chua

Trường Sơn (tổng hợp)
Ý kiến của bạn

Protected by FormShield
                   Tắt bộ gõ Gõ tự động Telex VNI VIQR