Việt Nam tụt 10 bậc năng lực cạnh tranh

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố kết quả khảo sát năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế toàn cầu. Trong đó Thụy Sỹ năm thứ tư liên tiếp giành ngôi đầu bảng, còn Việt Nam bị đánh tụt 10 bậc từ hạng 65 xuống 75.

Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012 – 2013 được WEF tiến hành khảo sát với 144 nền kinh tế dựa trên bộ 12 tiêu chí được chia thành 3 nhóm gồm: các yếu tố cơ bản, các yếu tố thúc đẩy hiệu quả nền kinh tế và các yếu tố thúc đẩy sự đổi mới của nền kinh tế.

Ở TOP đầu bảng xếp hạng năm nay, với số điểm 5,72 - Thụy Sỹ tiếp tục giành ngôi vị quán quân năm thứ tư liên tiếp. Singapore cũng bảo vệ thành công vị trí thứ nhì, trong khi Phần Lan soán ngôi Thụy Điển để vượt một bậc lên vị trí thứ ba.

Trong khi đó nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ bị đánh tụt 2 bậc xuống vị trí thứ 7, xếp ngay phía sau Đức. "Một số điểm yếu đang khiến Mỹ mất đi tính cạnh tranh của mình: sự mất cân bằng về chính sách tài khóa, những bế tắc chính trị trong việc giải quyết những khó khăn này", Jennifer Blanke, chuyên gia kinh tế của WEF nhận định.

Tương tự, năng lực cạnh tranh của Nhật cũng rớt từ hạng 9 xuống hạng 10. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tụt tới 3 bậc, xuống vị trí 29. Đứng ở vị trí cuối cùng trong số 144 nước được xếp hạng là Burundi với điểm số chỉ 2,78.

Được chấm tổng cộng 4,11 điểm, Việt Nam được xếp ở hạng 75, tụt 10 bậc so với năm ngoái và mất vị trí 65 vào tay Philippines. Trong bộ 3 chỉ tiêu được dùng để chấm điểm, các chỉ tiêu thúc đẩy hiệu suất nền kinh tế được đánh giá cao nhất với 4,02 điểm (đứng hạng 71). Trong khi đó ở 2 bộ chỉ tiêu còn lại là các yếu tố cơ bản và các yếu tố thúc đẩy sự đổi mới của nền kinh tế đều được "chấm" rất thấp, lần lượt xếp hạng 91 và 90.

Biểu đồ GDP bình quân đầu người Việt Nam giai đoạn 1999-2011.

Trong phần nhận xét chi tiết về Việt Nam, bản báo cáo dày hơn 500 trang của WEF khẳng định: "Trong 2 lần xếp hạng gần nhất Việt Nam đã tụt tổng cộng 16 bậc và hiện là nước có thứ hạng thấp thứ hai trong số 8 thành viên ASEAN được khảo sát. Quốc gia này đã để mất điểm tại 9 trong tổng số 12 hạng mục. Tất cả các chỉ tiêu của Việt Nam đều bị xếp dưới hạng 50 và rất nhiều tiêu chí gần sát hạng 100", bản báo cáo viết.

Cụ thể hơn, các chuyên gia của WEF cho rằng nền kinh tế Việt Nam vẫn mong manh và rất dễ biến động. "Việt Nam đã tụt 41 bậc trong bộ tiêu chí về môi trường kinh tế vĩ mô, xuống hạng 106 sau khi đã tăng 20 bậc trong lần xếp hạng trước. Trong năm 2011, lạm phát đã tiến sát mức 20%, gấp đôi năm 2010 và xếp hạng tín nhiệm nợ quốc gia đã giảm sút".

WEF cho rằng cơ sở hạ tầng (xếp hạng 95/114) của Việt Nam hiện đã bị quá tải do kinh tế tăng trưởng nhanh và sẽ tiếp tục là thách thức lớn trong thời gian tới bất chấp đã được cải thiện trong vài năm gần đây. Trong đó chất lượng đường và cảng biển bị đánh giá tệ nhất với vị trí lần lượt là 120 và 113 trong số 144 nền kinh tế được khảo sát.

Ngoài ra, mức độ tôn trọng đối với bản quyền và sự bảo vệ đối với quyền sở hữu trí tuệ cũng bị xem là chưa đầy đủ nên chỉ được ở các mức xếp hạng 113 và 123. "Các doanh nghiệp tư nhân vẫn có đạo đức kém và trách nhiệm giải trình đặc biệt yếu", bản báo cáo viết.

Những điểm mạnh đáng kể nhất của kinh tế Việt Nam đó là thị trường lao động khá hiệu quả (xếp hạng 51), quy mô thị trường lớn (hạng 32) và hoạt động chăm sóc sức khỏe cũng như giáo dục cơ bản được đánh giá ở mức đầy đủ (hạng 64).

Chốt lại phận nhận xét về Việt Nam, WEF khuyến cáo: "Những thách thức ở phía trước do vậy còn rất nhiều và đòi hỏi những hành động quyết đoán về mặt chính sách để giúp sự tăng trưởng của nền kinh tế ổn định hơn".

Tại khu vực châu Á, Trung Quốc tụt từ vị trí 26 xuống 29, Philippines hoán đổi vị trí với Việt Nam, tăng từ thứ 75 lên 65. Malaysia xếp thứ 25, Thái Lan thứ 38, Đài Loan thứ 13 trong khi Campuchia thứ 85.

Báo cáo mức độ cạnh tranh toàn cầu dựa trên 12 nhân tố chính của mức độ cạnh tranh, cung cấp cái nhìn toàn cảnh về tình hình cạnh tranh ở các nước trên thế giới. Các nhân tố này là: thể chế, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, sức khỏe và giáo dục, mức độ hiệu quả của thị trường hàng hóa, thị trường lao động, sự phát triển thị trường tài chính, công nghệ thông tin, quy mô thị trường, sự tinh vi trong kinh doanh và cải tiến.

(Theo Dân trí, Khampha)

Putin: "Châu Á - TBD đặc biệt quan trọng với Nga"

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh vào tầm quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương đối với sự phát triển của Nga trước thềm hội nghị APEC diễn ra tại thành phố Viễn Đông Vladivostok.


Ngắm những chiếc xe đẹp

Chiêm ngưỡng 10 biệt thự đắt nhất Hawaii

Những gương mặt xinh đẹp nhất Paris Motor Show 2010

Người đẹp rực rỡ bên xế hộp

Chiêm ngưỡng áo bó ngực thật nhất thế giới

Vàng sẽ 'dễ dàng' vượt 1.500 USD/oz

Xe máy gấp gọn như một chiếc va li

Hà Nội 'biếu'1000 hộ dân, mỗi hộ 2 tỷ đồng

.
vietnamnet.vn
© 2010 Báo VietNamNet. All rights reserved. Thông tin Tòa soạn - Nhận tin RSS
Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.