Xin đừng làm em sợ!
Nguyễn Trung Dũng (lớp 12C5, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) trúng tuyển vào Học viện Ngoại giao với kết quả thi đạt 25,5 điểm, trong đó môn Tiếng Anh đạt 9,25 điểm. Trung Dũng cũng chính là người đã phát hiện ra sai sót trong đáp án tuyển sinh ĐH môn Tiếng Anh, câu số 23 mã đề 248.
|
Nguyễn Trung Dũng, tân sinh viên HV Ngoại giao gửi tâm thư tới Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
|
HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC
Sau hai ngày kể từ khi kết thúc thi ĐH đợt II, Nguyễn Trung Dũng đã phản ánh đến Bộ về sai sót này, sau đó gửi
tâm thư đến Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Ngày 25/8, Nguyễn Trung Dũng có gửi thư cho thư ký Bộ trưởng và sau đó liên lạc với Thứ ký qua hai lần bằng điện thoại. Trong email, Thư ký Bộ trưởng đã xác nhận Bộ trưởng đã nhận được thư của Dũng gửi qua đường bưu điện và đã chỉ đạo xem xét vấn đề cùng lời nhắn nhủ: “Cháu cứ kiên trì đợi”. Câu trả lời này ban đầu khiến Trung Dũng cảm thấy yên tâm và tin tưởng bởi ý kiến của bạn đã được các cấp lãnh đạo, các nhà chức trách đón nhận và xử lý. Nhưng thời gian cứ trôi qua mà Dũng vẫn không nhận được bất kỳ câu trả lời nào.
Sau đó, Trung Dũng đã gọi điện thoại trực tiếp cho Thư ký Bộ trưởng và nhận được câu nói: “
Cháu có vể khoái chí về vấn đề này nhỉ” rồi cúp máy (!?). Thái độ này phải chăng là sự không thiện ý đối với cậu học trò Nguyễn Trung Dũng.
|
Email trả lời của Thư ký Bộ trưởng Bộ GD&ĐT với Nguyễn Trung Dũng về bức tâm thư |
Quả thực, sau bức khi bức tâm thư này được công bố rộng rãi, đã có rất nhiều sự thay đổi trong cuộc sống của Dũng. Phần lớn các anh chị phóng viên báo đài gọi điện phỏng vấn. Khi một số bài báo đưa tin về bức tâm thư đó, có nhiều ý kiến khác nhau bình luận khiến Dũng cảm thấy bối rối và khó xử… Bản thân Trung Dũng cũng không ngờ rằng vấn đề Dũng đưa ra lại gây nhiều ý kiến trái chiều như vậy. Có rất nhiều người đã động viên khích lệ Dũng. Khi bị cư dân mạng
“ném đá”, Dũng cũng cảm thấy buồn, cảm thấy bị xúc phạm. Có nhiều người khuyên Dũng nên dừng lại, làm Dũng chán nản và buồn bã. Nhưng Dũng luôn quan niệm: Nếu việc làm của mình không sai trái thì sẽ làm nó hết khả năng có thể.
Trong bức tâm thư của bạn Nguyễn Trung Dũng, có một ý rất đáng để các nhà quản lý giáo dục lưu tâm, đó là sự lắng nghe tiếng nói từ học sinh, từ mọi tầng lớp trong xã hội của lãnh đạo Bộ GD. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, khi kỳ thi ĐH đã kết thúc, kết quả tuyển sinh đã được công bố, tại nhiều trường học sinh đã nhập học thì Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục vẫn chưa có thông tin chính thức về đáp án. Ít nhiều điều này làm Nguyễn Trung Dũng cảm thấy thất vọng, mất niềm tin.
Qua sự việc này khiến một người trẻ tuổi như Dũng tự đặt câu hỏi: Vì sao điều Dũng đang làm lại không được Bộ GD&ĐT tôn trọng? Vì sao một người như Dũng đang cố gắng tìm hiểu tới ngọn nguồn của kiến thức thì Bộ Giáo dục lại im lặng, mà lại là sự việc xảy ra ở một kỳ thi đại học?
Trung Dũng viết thư mong Bộ trưởng trực tiếp trả lời thì Dũng lại nhận được lời hứa rằng những người khác sẽ trả lời em, rồi lại thất hứa. Trung Dũng tâm sự: Vô tình Bộ GD&ĐT đã đẩy Dũng vào tình thế "
chí phèo tự rạch mặt ăn vạ" và để cho một bộ phận người dân cười nhạo.
Bức tâm thư đáng được trân trọng
Nếu bất kỳ ai đã đọc bức tâm thư gửi Bộ trưởng Bộ GD của Nguyễn Trung Dũng sẽ dễ dàng nhận thấy sự sự đúng mực, tôn trọng cũng như thiện chí trong cách giao tiếp với Bộ trưởng. Trung Dũng chỉ mong muốn sẽ nhận được câu trả lời để làm rõ vẫn đề, đây là một việc làm hoàn toàn không mang tính cá nhân hay
“chơi trội”. Qua đó, Trung Dũng mong được củng cố thêm niềm tin của mọi người với các vấn đề giáo dục, tạo ra một tiền lệ tốt trong đối thoại dân chủ giữa học sinh cùng lãnh đạo cấp cao.
Trong bức thư, Nguyễn Trung Dũng có viết: “Việc ra đề thi có nhầm lẫn là một chuyện hoàn toàn có thể hiểu được vì kiến thức luôn có những chỗ còn gây tranh cãi và bàn luận. Không có gì là hoàn toàn đúng và không có gì là hoàn hảo cả”.
Tuy còn trẻ tuổi nhưng Trung Dũng đã có những suy nghĩ, sẻ chia rất sâu sắc: Em nghĩ rằng cái lớn nhất và quan trọng nhất của giáo dục là hướng con người đến những sự hoàn thiện. Một môi trường giáo dục đích thực và lành mạnh là môi trường giáo dục mà ở đó, mọi học sinh có thể thẳng thắn đưa ra những quan điểm, suy nghĩ của mình để tranh luận trên tinh thần xây dựng, góp ý và từ đó hoàn thiện dần kiến thức của mình. Em hoàn toàn ủng hộ phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và chủ trương “Lấy học sinh làm trọng tâm” trong giảng dạy của Bộ GD&ĐT.
Thiết nghĩ, một tân sinh viên tự tin, có kiến thức để phản biện lại đáp án thi đại học của Bộ GD là rất đáng trân trọng. Chưa cần nói đến ai đúng, ai sai vì cần phải có kết luận của các nhà chuyên môn, chỉ xin bàn đến bản lĩnh của giới trẻ qua bức tâm thư này.
Cần nhiều tâm thư và cần nhiều người đọc tâm thư
Sự chờ đợi đã kéo dài mà Trung Dũng không hề nhận được bất cứ câu trả lời nào từ phía Bộ GD&ĐT. Các thông tin nhận được qua báo chí đều không rõ ràng khiến Trung Dũng rất băn khoăn. Trả lời PV trên báo chí, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga xác nhận, có việc nhầm lẫn một câu trong bộ đề thi trắc nghiệm môn tiếng Anh. "Ngay sau khi nhận được phản ánh, Bộ đã chỉ đạo Cục khảo thí kiểm tra và xử lý" - ông Ga nói.
Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết: "Trong đề thi ĐH môn tiếng Anh khối D năm nay có một câu hỏi bị lỗi do hai đáp án đúng. Bộ đề thi tiếng Anh có 80 câu hỏi trắc nghiệm, do vậy một câu sẽ không làm ảnh hưởng đến điểm thi. Hơn nữa, Cục khảo thí cũng tạo điều kiện để thí sinh không bị mất điểm câu hỏi này".
Quả thực, câu trả lời đó đã làm cho Trung Dũng hết sức thất vọng. Một câu không quan trọng ư? Thí sinh rất có thể chỉ vì thiếu 0,25 điểm ở những câu như thế mà bị trượt đại học. Cùng làm một phép tính, nếu thí sinh nào không chọn đáp án C - “Neither” như trong đáp án của Bộ GD&ĐT sẽ mất 0,125 điểm. Đối với thí sinh được tổng ba môn thi là 20,125, nếu cộng thêm 0,125 sẽ được 20,25 và làm tròn thành 20,5. Thực tế, 20 điểm và 20,5 điểm là rất khác nhau trong khi xét tuyển sinh. Và chắc chắn rằng 0,125 điểm cũng là vấn đề đậu - trượt với nhiều thí sinh. Rồi trong số những thí sinh trượt đó, nhiều người thất vọng khi phải từ bỏ giảng đường, thậm chí là sa ngã... Đây là câu chuyện mà năm nào cũng có.
|
Bức tâm thư gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT của học sinh Nguyễn Trung Dũng (ảnh chụp Facebook) |
Nền giáo dục Việt Nam lâu nay vẫn đi theo con đường một chiều có nghĩa là: Thầy nói trò chép, thầy nói trò phải nghe; không được cãi thầy dù đúng hay sai. Vì vậy, thiết nghĩ nếu Bộ Giáo dục không có sự phản hồi đối với bức tâm thư của Trung Dũng đồng nghĩa với việc
"con đường một chiều" ấy sẽ còn được ngành Giáo dục Việt Nam kéo dài mãi.
Thiết nghĩ, hành động của Trung Dũng cần được khen ngợi, khuyến khích và đất nước ta cần phải có thêm nhiều tâm thư hơn, nhiều người đọc tâm thư hơn.