. |
Phi cơ tàng hình khủng của Trung Quốc có đáng sợ?
Thứ Ba, 18/09/2012, 09:50 [GMT+7]
.
(Phunutoday) - Trung Quốc vừa hé lộ hình ảnh máy bay tàng hình mới tạm định danh là J-31. Đây có thể là sản phẩm sao chép công nghệ máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35 và F-22 của Mỹ.
- Một số trang mạng Trung Quốc phát tán một vài hình ảnh về chiếc tiêm kích bí hiểm đang thử nghiệm của Trung Quốc. Phần thân của máy bay bí ẩn sơn màu đen, đánh số hiệu 31001. Theo lời đồn đoán ban đầu, chiếc máy bay định danh là J-31/F-60 do Tập đoàn hàng không Thẩm Dương (AVIC) sản xuất. Trong đó, F-60 là tên gọi biến thể xuất khẩu.
- Hình ảnh so sánh kích thước giữa J-31 và J-20. Bước đầu thấy rõ, J-31 có chiều dài ngắn hơn so với J-20. Qua đó, tải trọng, tầm bay của J-31 có thể nhỏ hơn.
- Mặc dù chưa xác định giai đoạn sản xuất nhưng nếu J-31 thành công thì Trung Quốc sẽ có ít nhất hai loại máy bay tàng hình trong tương lai có khả năng chiến đấu.
- J-31 có nhiều chi tiết khá giống loại máy bay F-22 Raptor của Lockheed Martin, đồng thời cũng có một số nét tương đồng với thiết kế máy bay chiến đấu tầm trung thế hệ thứ năm như ATD-X của Nhật Bản, K-FX của Hàn Quốc, AMCA của Ấn Độ...
- Cánh chim ở đuôi F-22 và hình ảnh tương tự của J-31
- Nếu nhìn trực diện, người ta nhận thấy J-31 lại có hình dạng giống máy bay F-35A của Mỹ tới "không ngờ". Thiết kế 2 cửa hút gió động cơ, cánh lớn, cánh dọc đều tương tự và chỉ khác nhau chút ít về kích thước.
- Nhìn trên tổng thể, J-31 mang dáng dấp "lai" của cả 2 thiết kế chiến đấu cơ thế hệ thứ năm F-22 Raptor và F-35 Joint Strike Fighter của Mỹ. Phần cánh, cửa hút gió động cơ, khoang lái và mũi giống với F-35B (điểm khác biệt là J-31 sử dụng 2 động cơ trong khi F-35B chỉ có một), phần còn lại gồm thiết kế bụng và thân 2 động cơ khá giống với F-22.
- Chuyên gia quân sự Bill Sweetman, chủ biên tờ Thời báo Hàng không Anh khẳng định, J-31 là một phiên bản của F-35 nhưng không có khả năng STVOL (cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng). Cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng là một trong hai yêu cầu của máy bay F-35 Joint Strike Fighter. F-35B sử dụng một ống xả “hướng hành trình” ở đuôi máy bay (ống xả phía sau hướng xuống dưới), và một quạt nâng vận hành bằng trục tiên tiến. Tuy nhiên thiết kế này lại làm hạn chế không gian mang vũ khí trong thân và phải chia nhỏ ra làm 4 khoang vũ khí nhỏ.
- Trước đó, máy bay tàng hình đầu tiên của Trung Quốc J-20 cũng đã được nước này phô trương. Trong khi một số chuyên gia cho rằng, J-20 có sức mạnh tương đương với siêu chiến đấu cơ F-22 của Mỹ thì một số khác lại cho rằng, J-20 chỉ là "diều hâu giấy".
- Các chuyên gia phân tích, thiết kế của J-20 gần như là sản phẩm chắp vá bởi các thành phần kết cấu của SU-47, MiG-1.44 đã lỗi thời, T-50 của Nga và F-22, F-35 của Mỹ. Chiếc máy bay có đuôi hình chữ V, hai cửa hút gió DSI hình chữ S, dài khoảng 21-23 m, sải cánh 14-15m, trọng lượng cất cánh tối đa là 34-40 tấn. Buồng lái vòm giống F-22 của Mỹ. Nhìn chung các chi tiết cánh và cửa hút gió được đúc rút từ chiếc J-10 và JF-17. Các chi tiết hiện đại khác hầu như dựa trên chiếc F-22.
- Tuy nhiên J-20 không có động cơ thế hệ 5 để phát triển, chính vì vậy J-20 vẫn chỉ là loại chiến cơ thế hệ 4+. Các cánh đứng dưới thân máy bay lại càng làm cho độ bộc lộ của J-20 với radar địch tăng. Cánh mũi của J-20 cũng không tốt vì nó làm tăng diện tích phản xạ radar (RCS) của máy bay khi bay với tốc độ siêu âm.
- So với Mỹ, công nghệ sản xuất máy bay của Trung Quốc vẫn còn quá non trẻ. Hơn nữa, để so sánh năng lực chiến đấu giữa Trung Quốc và Mỹ, thì phi công Trung Quốc có ít kinh nghiệm chiến đấu hơn khi sử dụng các loại máy bay tối tân hơn Mỹ. Bởi Mỹ đã sử dụng các loại chiến cơ tàng hình trong các cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq trong khi Trung Quốc chưa từng sử dụng chúng để lâm trận thực sự.
- Các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc cần phải mất 10-20 năm để đạt được sự cân bằng với Mỹ về công nghệ lẫn số lượng máy bay chiến đấu tàng hình.
.
Một số trang mạng Trung Quốc phát tán một vài hình ảnh về chiếc tiêm kích bí hiểm đang thử nghiệm của Trung Quốc. Phần thân của máy bay bí ẩn sơn màu đen, đánh số hiệu 31001. Theo lời đồn đoán ban đầu, chiếc máy bay định danh là J-31/F-60 do Tập đoàn hàng không Thẩm Dương (AVIC) sản xuất. Trong đó, F-60 là tên gọi biến thể xuất khẩu.
.
.
.