Thứ tư, 19/9/2012, 00:00 GMT+7

Khi mua xăng đừng nói 'đổ đầy bình'

Khách tới mua xăng có người sẽ yêu cầu bơm theo số tiền 30.000, 50.000 đồng…, nhưng cũng sẽ có khách yêu cầu bơm đầy bình. Tưởng chừng hai thao tác này không có gì khác nhau, nhưng thực tế, nếu yêu cầu bơm đầy bình, khách hàng có thể bị thiệt.
>Nên khống chế tiền lời tối đa 500 đồng một lít xăng

Ngoài những chiêu gian lận xăng dầu một cách tinh vi mà người tiêu dùng khó có thể nhận biết được như thay xăng thật bằng xăng dỏm, gắn chip ở trụ bơm…, gần đây nhiều ý kiến của độc giả gửi về VnExpress.net phản ánh tình trạng nhân viên cây xăng lợi dụng sự vô ý của khách hàng để trục lợi.

Nếu không chú ý, khách hàng đổ xăng có thể chịu thiệt thòi. Ảnh: Anh Quân - Nhật Minh

Độc giả Phạm Quang Phúc kể lại: “Một lần khi tôi ghé đổ xăng tại một cây xăng ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, đồng hồ tính tiền chỉ 59.230 đồng nhưng nhân viên dừng bơm và nói hết 60.000 đồng. Tôi đưa 1 tờ 500.000 đồng và có hỏi sao bơm thiếu nhiều tiền thế. Do bực tôi và mất tập trung nên khi nhân viên trả lại tiền tôi không để ý, đút luôn tiền vào túi và đi luôn.

Đến cơ quan khi thanh toán tiền điện thoại mới phát hiện chỉ được nhân viên bán xăng trả lại 40.000 đồng, còn thiếu 400.000 đồng nữa.

Buổi chiều, đi làm về tôi quay lại thì nhân viên đó nói không thừa tiền nên không trả tiền cho tôi.

Như vậy nhân viên bán xăng ở đây vừa gian lận ăn bớt trong khi bơm xăng vừa nhập nhèm khi trả lại tiền thừa cho khách hàng. Nếu khách hàng không phát hiện ngay lúc đó thì chiếm đoạt luôn.

Chỉ nên bơm xăng theo số tiền mà không nên bơm xăng đầy bình là lời khuyên độc giả Mạnh Hà gửi đến các bạn đọc của VnExpress.net.

“Mọi người đều biết việc bơm xăng thông qua máy bơm có nút bấm số tiền, số lít mà người mua sẽ mua, đồng thời có đồng hồ hiển thị điều đó.

Khách tới mua xăng có người sẽ yêu cầu bơm theo số tiền 30.000, 50.000 đồng…, nhưng cũng sẽ có khách yêu cầu “bơm đầy bình”.

Tưởng chừng hai thao tác này không có gì khác nhau, khách hàng đều sẽ được bơm số lượng xăng ứng với số tiền đã trả nhưng thật ra nếu người bán xăng bấm số tiền rồi mới bơm xăng thì sẽ được đủ số lượng. Còn nếu người ta không bấm số tiền mà cứ bơm cho đến số tiền đó rồi dừng lại thì sẽ không đủ số lượng như đồng hồ hiển thị.

Chính các cây xăng đã lợi dụng điều này để ăn chặn xăng của khách hàng, vì vậy rất nhiều cây xăng không bao giờ sử dụng việc bấm số tiền trước khi bơm xăng, thậm chí họ còn sử dụng 2 nhân viên: 1 người đứng bơm cho khách, 1 người đứng ở máy bơm xăng để thao tác cho nhanh.

Tôi đã so sánh rất nhiều lần và vì thế tôi chỉ mua ở một vài cây xăng có sử dụng nút bấm định giá trị mua, đồng thời cũng không bao giờ mua theo kiểu "đổ đầy bình".

Độc giả Huỳnh Minh Tiến cũng chia sẻ về câu chuyện nhập nhèm trong việc thối lại tiền thừa khi bơm xăng ở cây xăng: “Một lần khi xăng đã xuống vạch đỏ, tôi ghé đổ xăng tại một cây xăng trên đường Nơ Trang Long, Bình Thạnh, Tp.HCM và yêu cầu nhân viên đổ 30 nghìn tiền xăng.

Rõ ràng là tôi thấy nhấn số 30.000, sau khi đổ xăng và nhìn lên thì vẫn đúng là số 30.000. Tôi đưa cho chị nhân viên đó 50.000 đồng và đứng đợi chị thối tiền lại. Song, chị ấy đi lại gạt cái giá đỡ của ống bơm xăng cho nó về 0 để bơm cho khách hàng khác.

Tôi đứng kế bên đó, đợi hoài mà chị không quay lại thối tiền, tôi mới lên tiếng kêu chị thối 20.000 đồng tiền dư. Chị ấy nói: "Lúc nãy em kêu chị đổ 50.000 mà?", nghe xong tôi thấy rất bực mình.

Chị ấy nói để chị ấy kiểm tra lại số tiền trên tay của chị (mà biết bao nhiêu khách đổ xăng, nhiều tiền như vậy, kiểm tra thế nào?). Rồi chị ấy đưa tiền ra kêu tôi xem: "Em nhìn tiền trên tay chị cầm nãy giờ coi, đâu có dư đồng nào đâu!!!".

Thật vô lý, tiền trên tay chị ta, tôi làm sao biết rõ mà chị ấy đưa ra cho tôi xem.

Cứ xem như là xe tôi đã đổ 50.000 đồng, bình thường thì kim xăng sẽ chạy qua vạch trắng ở giữa luôn, nhưng ở đây kim xăng chỉ mới nhích qua vạch đỏ được 1 chút rồi dừng. Tôi mở bình xăng ra xem thì cũng không đúng như số tiền 50.000.

20.000 đồng tiền dư không phải là số tiền quá lớn. Tôi cũng không muốn cãi nhiều với họ và đã bỏ đi.

Thời buổi giá xăng tăng cao mà còn bị nhân viên "gài" thì thật là tôi không còn gì để nói với cách làm việc như vậy, sẽ không bao giờ quay lại cây xăng đó.

Mong mọi người khi đi đổ xăng nhớ cẩn trọng khi nhìn các con số trên bảng điện tử trước và sau khi đổ xăng".

Vũ Vy

Bạn đã gặp những tình huống tương tự chưa? Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn tại đây.

Nên đổ đầy bình

Theo kinh nghiệm của tôi ý kiến trên là một sự nhầm lẫn vì những lí do sau:

- Hầu hết các cây xăng tư nhân đều có hiện tượng gian lận một lượng xăng nhất định trong việc bơm xăng cho khách hàng (nếu không tin có thể làm thanh tra hoặc kiểm tra liên nghành đột xuất, đảm bảo 99%) nên việc bạn bơm xăng càng ít => phải bơm nhiều lần => bị hao hụt nhiều. Vậy tốt hơn hết là bơm nhiều xăng nhất có thể(đầy bình)/1 lần là tốt nhất.

Đây là kinh nghiệm truyền đạt lại từ các bác tài "già" lái xe đường dài, họ là dân Pro trong việc này rồi!!!

- Tránh can thiệp bằng tay của của nhân viên bơm xăng 1 cách tối đa vào trụ xăng vì việc thiết lập các con số đồng nghĩa với việc thiết lập sự gian lận (cơ chế điều khiển từ xa sẽ khó khăn hơn nhiều).

- Luôn và luôn luôn yêu cầu nhân viên bơm xăng reset về mức 0, đây là nguyên tắc đầu tiên tránh trường hợp người bán gian lận cộng dồn để "thăng" tiền của mình.

- Có kiến thức sơ đẳng về dung tích bình xăng bạn đang đi để áng chừng mức tiền bạn phải trả (dung tích x giá 1 lít = số tiền phải trả )tránh bị "bịp bợm" từ phía nhân viên bơm xăng khi có dấu hiệu bất thường.

- Sẵn sàng làm um sự việc, hoặc dọa gọi Quản lý thị trường, công an ..khi bị cây xăng làm khó, gian lận.

 Mọi đối tượng gian lận đều sợ việc này vì đơn giản là dính đến pháp luật mà làm ăn gian dối là toi rồi.

 Xin kể 1 kinh nghiệm bản thân: tôi đi xe Future đời cũ, vào tiệm xăng gần bến xe Cầu Rào bơm xăng, quay đi quay lại, nhân viên kêu 100k anh ơi.

Mình đi xe quen bơm thường 70k là đầy cũng không biết dung tích bình xăng của Future nên k dám cự cãi, chỉ bảo mấy người bán xăng là "nhớ vừa bơm tôi con xe Future này 100k" rồi phi qua thợ gần đấy, họ kêu xe này chỉ tầm 3,7 lít, xăng 21,3k thì tẹt ga cũng chỉ 80k là cùng. Nhờ thợ đổ hết xăng ra bình quay lại gọi 2 người nhân viên bơm xăng bảo "bơm đầy xe cho tôi hết 100k tôi trả thêm 1 tr". Hai tên hì hục bơm rồi nghiêng xe rồi lắc kết quả tối đa 83k, thế là e làm um lên kêu gọi ông anh thị trường, thằng em nhà báo qua. Họ mặt xanh như tàu lá, xin lỗi rối rít và xin bồi thường.

Nên anh em chớ ngại va chạm, nếu mình đúng, hãy tự bảo vệ mình thôi.

Cần tự giám sát khi mua xăng!

Khi mình nói bơm đầy bình thì người ta bơm đầy và số tiền sẽ thanh toán theo số đồng hồ chứ không có sự nhập nhằng ở đây.

Còn nếu bạn nói bơm 50.000, 100.000 thì rất dễ bị ăn gian do người ta sẽ bấm số khi bơm chưa đủ.

Ở đây bạn bị mất 770đ và người ta thối lại bạn không thèm kiểm tra! 400.000đ hoàn toàn khác 40.000đ.

Có thể họ chỉ mới đưa phần lẻ còn lại định vào lấy tiền chẵn đưa tiếp thì bạn đã bỏ đi rồi. Đó là do lỗi của bạn!

Tôi cũng chỉ là người tiêu dùng chứ không phải người bán xăng, nhưng thấy bức xúc của bạn chưa đúng nên tôi có ý kiến. Khi vào đổ xăng nên quan sát đồng hồ trước và sau khi bơm thì họ khó ăn gian mình. Tôi chỉ bị một lần do họ ăn gian bơm cộng dồn số với người trước.

Lưu ý khi đổ xăng

Một vấn đề quan trọng nữa là NGƯỜI bán xăng dật cò của vòi bơm: Đang bơm xăng giữa chừng mà họ bỏ tay bóp đột ngột thì là ta đã bị ăn cắp 1 phần xăng rồi đấy các bác ạ. Mỗi lần bơm bị dật như thế ít nhất là 1 lần là tổi thiểu - thôi đành vậy, còn khi bác bị 2 hoặc 3 nhát thì thôi rồi!

Em chưa biết phải xử tình huống này như thế nào! 

Còn Tôi Đổ 30K Đưa 50k Họ Thối Lại 50k

Hôm qua tôi vừa đổ 30k tại cây xăng trên đường XVNT. Tôi đưa 50k đổ xong không thấy chị nhân viên thối tiền nên tôi yêu cầu chị thối, vì đang bận bơm cho xe khác nên chị móc 50k thối lại tôi, chắc chị tưởng tôi đưa 100k và đổ 50k. Tôi nói chị thối lại tôi 20 thôi, rồi tôi đi.

Tôi nói lên điều nầy vì nghĩ không phải cây xăng và nhân viên nào cũng cố tình ăn gian tiền của khách mà đôi khi lu bu quá nên họ quên thôi.

Còn việc bạn lấy có 40k mà thiếu 400 thì là do lỗi của bạn thôi, nguyên tắc là kiểm tra tiền trước khi ra về khi mua bất cứ cái gì. Một ngày đổ cho biết bao nhiêu người, tự dưng chiều có người chạy lại nói hồi sáng chị đưa thiếu tôi 400, NẾU NHƯ LÀ BẠN BẠN CÓ VUI VẺ MÓC 400 TRẢ CHO KHÁCH KHÔNG???

Một ngày cứ bơm xăng thu tiền, thối tiền. Một động tác lặp đi lặp lại quá nhiều đôi khi khiến người ta quên, người ta nhằm lẫn thì cũng không có gì là bất bình thường đâu các bạn ạ, tôi nói vậy không phải vì tôi bán xăng đâu, mà có lần tôi phụ anh bán card điện thoại, bán có mấy cái mà tôi còn lộn tới lộn tui, nói chung là dễ lộn lắm khi người nầy đợi người kia đợi...

Cách tốt nhất là kiểm tra cẩn thận, yêu cầu người ta thối ngay chứ đừng có đợi người ta đi lòng vòng để tránh xảy ra phiền phức.

Còn đổ đầy bình thì cũng không có gì phải lo đâu các bạn ạ, tôi vẫn thường đổ như vậy có mấy cái lợi: Đỡ mất công đổ tới đổ lui, đi lâu hơn Mỗi lần mở nắp ra là xăng bay hơi, mở nhiều bay nhiều...hao hụt he he.

Xe mình dung tích bao nhiêu mình biết, đổ đầy bình bao nhiêu tiền mình biết. Không thể nào vượt qua mức tiền đó, nếu bạn đổ ít sao mà biết được. Một vài đóng góp cho sinh động!

gửi bạn mạnh Hà

Tôi là người làm trong ngành xăng dầu. Có lẽ bạn không hiểu về kỹ thuật lắm nên mới nói nhân viên không nhấn nút định giá tiền thì lượng xăng dầu bán ra sẽ sai lệch.

Trên thực tế lượng xăng dầu bán ra dù có bấm hay không thì cũng như nhau cả thôi. Và còn một điều mà mọi người hay truyền miệng với nhau là: nhân viên bán hàng hay bóp cò giật cục để ăn bớt tiền.

Tôi có thể khẳng định điều này hoàn toàn không đúng, dù bạn có bấm giật hàng ngàn lần thì lượng xăng dầu vẫn Đủ. Các bạn có thể kiểm chứng hai vấn đề tôi nói trên bằng cách mang một bình chứa chuẩn ra bơm thử.

Nhân viên cây xăng nếu bán hàng theo cách mà ai vào cũng hẹn số tiền thì đối với xe máy không thể làm xuể, còn với ô tô thì bạn không yêu cầu chắc chắn người bán sẽ hẹn số tiền cho bạn.

Kiểu gì cũng gian lận

Chuyện gian lận ở cây xăng là chuyện quá ư là bình thường. Quan trọng là gian lận nhiều hay ít thôi. Đồng ý với tác giả là không nên yêu cầu đổ đầy bình vì nhân viên cây xăng sẽ gian lận nhiều. Tôi xin nêu một vài lý do để mọi người tham khảo:

1. Nếu ta yêu cầu đổ theo đúng mức định sẵn: 30 nghìn, 50 nghìn, 80 nghìn, 100 nghìn...thì nhân viên bấm số đó trên bảng điện tử và bơm xăng... Tuy nhiên trong quá trình bơm, nhân viên sẽ bấm lẫy cò súng bơm xăng (tùy theo mức đổ nhiều hay ít mà bấm lẫy cò nhiều hay không).

Thực chất việc bấm lẫy cò này không làm xăng chảy ra mà chỉ chạy đồng hồ. Giống như gian lận cước taxi, khi khách không để ý, (mà có để ý cũng chẳng được) thiết bị điều khiển sẽ gắn với công tắc trên chỗ nào đó (lẫy xi nhan chẳng hạn, lâu lâu tài xe lắc nhẹ cái, đồng hồ sẽ chạy thêm vài km.)

2. Yêu cầu đổ đầy bình. Kiểu này gian lận nhiều hơn vì lý do nhân viên vừa bấm vừa nháy cò súng liên tục để canh không đổ quá, không bị trào xăng nên tha hồ vừa nhấp nhấp bơm xăng lừa nhá đồng hồ chạy. Mà lý do này thì khách hàng chịu chết không để biết được.

Nên tốt nhất hạn chế yêu cầu đổ xăng kiểu này. Trừ đi đường xa, bắt buộc phải đổ đầy mà bạn không căn được mức xăng còn lại trong bình. Còn đi làm hàng ngày thì bạn đã quen nên có thể căn đúng mức đầy bình là bao nhiêu.

3. Mặc dù yêu cầu đổ theo mức quy định từ trước. Nhưng nhiều cây xăng không chịu trả đồng hồ về số 0 trước khi bơm.

Quy định của cửa hàng nhưng chỉ là hình thức. Ví dụ bơm cho khách A 50 nghìn xong, nhân viên vẫn để tìng trạng máy bơm như vậy bơm tiếp 50 nghìn cho khách B. Có nghĩ là khi nào đồng hồ báo lên mức 100 ngàn thì có nghĩa lượng tiền bơm xăng cho khách B đã đủ 50 nghìn.

Tuy nhiên chắc chắn lượng xăng không tương ứng với số tiền. Vì như đề cập trên, trong quá trình bơm nhân viên liên tục bấm lẫy cò súng để chạy đồng hồ (tùy cách cài của các chuyên gia lắp đặt chip gian lận) nghĩ là bấm mạnh thì vừa bơm xăng vừa chạy đồng hồ. Còn bấm nhẹ, nhá nhá thì chỉ đồng hồ chạy, xăng không chảy.
Ngoài chuyện cài sẵn chip đong thiếu ví dụ đổ 1 lít thực tế chỉ 900ml, pha trộn phụ gia khác vào xăng dầu. Còn chuyện bấm lẫy cò bơm thiếu này nữa.

Chuyện này rất khó nói, thông cảm hay phản đối cây xăng?

Bạn thử nghĩ bỏ rất nhiều tiền mua hoặc thuê cái mặt bằng to vật vã giữa phố để mở cây xăng. Tiền xay dựng đầu tư trang thiết bị? Tiền chạy giấy phép (đủ các cửa quan hành là chính), tiền bôi trơn.. lương nhân viên, thuế má này nọ.

Trong khi đó mức hoa hồng chỉ khoảng 200-500 đồng trên 1 lít. Một ngày nếu bán 10,000 lít, được lời khoảng 5triệu? mà chi đủ thứ? chưa kể đại lý có khi còn bị gian lận lúc nhập xăng ...

tôi chứng kiến nhiều lần cây xăng gian lận

một cây xăng nằm trên đường Nguyễn Trãi, HN rất gian lận, 2 lần tôi bảo đổ cho tôi 50.000 nhưng họ chỉ đổ 35.500 và 46.000 nghìn rồi không nói gì đi đổ cho người khác, họ tưởng tôi đứng nghiêng không nhìn được đồng hồ. Cả hai lần tôi đều nói chưa đủ và họ phải trả đủ cho tôi.

Một lần có bạn gái đi vào đổ xăng trước tôi và nói là đổ đầy bình nhưng họ chỉ đổ 50.09 nghìn rồi họ đổ cho tôi cũng vậy. Nhưng khi bạn đó trả tiền thì họ bảo là 60 nghìn em không nhớ gì ah, tôi cố tình nán lại để xem họ gian lận thế nào và bạn đó phải trả 60 nghìn.

Tôi nên tiếng luôn là bạn đó chỉ đổ có 50 nghìn như tôi và anh ta phải trả lại cho cô gái đó 10 nghìn.

Kinh nghiệm của tôi là phải đứng thẳng cây xăng chú ý đến khi họ đổ xong rồi mới trả tiền. Họ còn có một người bán hàng rất cao, cố tình đứng thẳng để che cả cây xăng đổ áng chừng rồi thò tay ra phía sau tắt máy nhưng đều bị tôi phát hiện.

HÃY ĐỔ XĂNG THEO SỐ TIỀN LẺ ( 35K, 45K, 55K, 65K....)

Nhân viên cây xăng rất nhanh tay

Tôi cũng xin chia sẻ với các bạn mánh khoé mà tôi đã gặp ở 1 cây xăng tại Hà nội, một lần tôi vào bơm 500.000 tiền xăng, nhân viên rất nhanh tay, tôi thì đang mở nắp bình xăng, nhân viên đó đưa ngay vòi xăng vào để bơm và đồng hồ quay tít và dừng lại ở con số 500 tức đã đổ 500.000, nhân viên bơm xăng không biết là khi tôi vào đổ đã nhìn thấy trước đó đồng hồ đã chỉ 50, tức đã bơm cho khách trước mà không hề cho đồng hồ về 0, tôi chỉ hỏi một câu sao không cho đồng hồ về 0, nhân viên bán xăng đành phải bơm thêm cho tôi 50 nghìn nữa.

Đó chỉ là một mánh khóe lợi dụng khách hàng không để ý để ăn bớt tiền của khách hàng. Các bạn khi đổ xăng nhiều nên chú ý điều này và cảnh giác, tôi đã bị một lần bị ăn bớt kiểu này nên rất chú ý.

Làm sao phòng kẻ gian

Còn đất cho kẻ gian sống thì có canh phòng cẩn mật cỡ nào cũng bị trộm cướp thôi. Tôi thì tin và biện pháp tốt nhất là cơ quan chức năng tỉnh giấc mà bảo vệ dân

1 cách gian lận cây xăng tinh vi

Một thủ thuật ăn trộm xăng tinh vi ở cây xăng nữa là khi bơm xăng các bạn cứ để ý người bán xăng có thủ thuật là khi bấm xăng giũa chừng thì dừng và nhả cò bơn xăng và ta "nghe tạch" 1 cái rồi họ lại bóp tiếp đấy là lúc họ ăn cắp xăng 1 cách tinh vi đấy. và hỏi nhân viên thì chúng hay trả lời 1 câu biện hộ là tự động, rất vô lý để mức tiền bao nhiêu thì hết tiền đó mới tự ngắt chứ sao ngắt giũa chừng vậy.

Tôi bị lừa vì tin tưởng cây xăng

Một lần tôi đổ xăng trên quốc lộ 1A (xa lộ Đại Hàn). Tôi đậu xe ở cách khá xa trụ bơm và không nhìn rõ đồng hồ lắm và hoàn toàn tin tưởng nhân viên cây xăng. Khi lên xe, bật công tắc thấy sao kim nhích lên ít quá so với số tiền đã đổ là 400.000 đ (khi đó tương đương 19 lít). Lúc đó tôi mới nhớ rằng có liếc qua đồng hồ, thấy 3 số cuối rất lẻ chứ không phải toàn số 0 như số tiền đã báo trước. Với số tiền đó, bình thường tôi phải đi được hơn 250 km, nhưng hôm đó chỉ đi ra Biên Hòa rồi về, loanh quanh 1 chút đã hết. Tôi ước tính phải bị ăn gian đến 40%, tức chỉ còn khoảng 250.000 đ mà thôi.
Xin chia sẻ cùng các bạn: Phải nhìn đồng hồ, trước, trong và sau khi bơm.

Gửi bạn Nguyen Văn

bơm xăng mà giật cò thì chẳng liên quan gì chuyện thiếu đủ. giật cò là cơ chế tự động của cò bơm nhằm tránh tình trạng khi xăng đã đầy bình rồi mà cò vẫn tiếp tục bơm xăng làm cho xăng tràn ra ngoài. nếu như người bơm họ thấy được xăng đã đầy thì sẽ tự bơm chậm lại, còn nếu như họ không thấy mà tiếp tục bơm thì cò sẽ tự động nhảy để xăng không bị bơm thêm nữa.

gian lận

những hành vi này đều do bộ phận lập trình nên thiết bị hiển thị bên trong hết. muốn hết những hành động này thì phải quản lý những người mà chế tạo nên thiết bị đo lưu lượng xăng đó. gian lận cũng từ những người này theo ý của chủ cây xăng mà ra.

Gian lận hay nhầm lẫn

Tôi đồng tình với bạn Nam, dù không có ai thân quen làm trong ngành xăng dầu. Qua ý kiến của các bạn tôi thấy là chỉ có vài hiện tượng, không quy chụp cho nhân viên cây xăng gian lận được. Nhìn họ làm việc, tôi thấy dễ để xảy ra sơ suất. Tần suất lao động lớn, làm việc trong môi trường ô nhiễm thì việc để xảy ra sai sót là có thể. Hãy cảm thông với họ và là người tiêu dùng thông thái để tránh xảy ra nhầm lẫn đáng tiếc.

Lắp camera

Theo tôi thấy việc gian lận ở các cây xăng không phải là chuyện hiếm gặp mà nó diển ra công khai theo 1 tỷ lệ cao. Chúng ta cứ thử tính xem hằng ngày có bao nhiêu lượt phương tiện ghé trạm xăng, và sẽ có rất nhiều tiêu cực gian lận xảy ra mà đa phần thiệt thòi là ở khách hàng vì sẽ không có bằng chứng để chứng minh mình bị thiệt. Để minh bạch trong buôn bán xăng dầu thiết nghĩ cơ quan nhà nước nên quy định điều kiện kinh doanh là lắp thêm camera quan sát, việc này sẽ có lợi cho cả khách hàng và chủ cơ sở khi giao phó việc buôn bán cho nhân viên. Chấm dứt tình trạng gian lận làm ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng.

Gian lận xăng

Xin chào các bạn! Mình đọc được những dòng tâm sự này của các bạn và cũng muốn nói ra một vài lời ở đây để chúng ta biết được và chia sẻ với nhau.

Thực ra tình trạng gian lận trong cây xăng này rất phổ biến. Chẳng qua là họ gian lận ít và chúng ta không để ý hoặc không thể nhìn ra mà thôi.

Các bạn cứ lượn lờ vài chỗ khác nhau mà xem? hầu hết là không trung thực, thể hiện rõ nhất là lúc cửa hàng đông khách, lợi dụng cơ hội đó mà họ gian lận, vì lúc đông người thì khách hàng nào cũng muốn mình được đổ trước và đi trước.

Có lần tôi đổ xăng tại một cửa hàng trên phố Kim Giang. Tôi bảo đổ 50.000 đồng, nhưng thực ra tôi cũng không để ý đến đồng hồ chỉ số vì khi đó chưa có nạn gian lận nhiều như bây giờ, nhân viên đổ xong quay ra ấn số đổ cho người khác ngay, trong khi xe tôi mới được nửa bình, như thường lệ là cũng phải đầy bình rồi.

Nhưng tại mình không để ý đã tạo cơ hội cho người ta gian lận. Sau đó thì tôi cũng không bao giờ vào đó nữa. Mới đây tôi có hay đổ xăng ở cây xăng trong khu đô thị mới xây, ngỡ là cây xăng mới nên làm ăn chân thật, hoá ra được một thời gian thì hôm qua tôi cũng phát hiện ra họ gian lận. 

Tôi đổ 40. 000 nhân viên đổ xăng không bấm số, khi số ở cây xăng gần lên 40. 000 thì có nhân viên khác ở đâu nhảy vào ấn cái cần gạt, mà theo nguyên tắc ấn cái cần gạt xuống là xăng ngừng chảy. !

Đổ xăng theo lít

Tôi thấy có một vài vấn đề:

1- Bạn đổ xăng mà không theo dõi cẩn thận, khi lấy lại tiền thừa cũng không đếm lại xem thế nào và do đó vấn đề bạn gặp phải là do sự bất cẩn của bạn. Nếu bạn cẩn thận sẽ không xảy ra tình trạng như thế.

2- Với số tiền bơm xăng chỉ 30.000 đồng. Khi bạn đưa 50.000 đồng nên có luôn một câu thông báo: tôi không có tiền lẻ nên chị trả lại cho tôi. Tôi vẫn thường làm như vậy. Kể cả tiền chẵn to bao nhiêu hay bé bao nhiêu, khi có câu nói đó vừa khẳng định được việc tiền mình đưa cho người ta là thừa và người ta phải có trách nhiệm trả lại cho mình.

3- Tôi hay đổ xăng theo lít mặc dù số tiền đổ theo lít sẽ rất lẻ. Nếu họ có tiền trả lại đủ thì sẽ lấy lại, không đủ thì yêu cầu bơm thêm xăng cho đủ số tiền.

Nếu cần chính xác

Nếu bạn sợ gian lận, thì mang theo mấy cái can, mua đổ vào can xong đổ vào xe, bảo đảm chính xác. còn mua hàng gian lận là chuyện bình thường rồi, nghe hoài cũng chán.

trả tiền xăng

Chào bạn,cách để tránh vấn đề khó chịu này là nhìn kỹ thông số xăng và nên đưa tiền sau khi đã đổ xăng hoàn tất. Lúc đó tiền còn trong tay mình, yêu cầu khiếu nại thiệt thòi không về mình.

Ý kiến của bạn

 
 Thay hình khác
  
Off Telex VNI VIQR
 
Link Site
 
 
 
Lien he quang cao