- Bố chồng đuổi đánh khắp làng. Chị chịu bao khổ cực gánh vác công to việc nhỏ mà vẫn bị chê. Mỗi khi bố chồng "lên cơn" bực mình lại lôi con dâu ra trút giận. Chồng thản nhiên cặp bồ với người khác... Vậy mà chị Hà vẫn nhẫn nhịn, cam chịu vì một lý do duy nhất: yêu chồng.
Bố chồng vác dao rượt khắp làng
Bố chồng vác dao rượt khắp làng
Nhìn bề ngoài, chị Lê Thị Hà (Vĩnh Chân, Hạ Hòa, Phú Thọ) có nhiều thứ để người khác ước ao: Hai cô con gái ngoan, học giỏi, chồng đẹp trai, là sếp lớn một công ty, nhà cửa đàng hoàng, xênh xang, bản thân chị cũng là một "sếp nhỏ"... Nhưng nghe chị tâm sự mới thấy hạnh phúc đôi khi là sự chấp nhận những đau khổ. Mà mọi nguồn cơn của chị đều bắt nguồn từ phận làm dâu trưởng.
Ngày ra mắt nhà người yêu, thấy bố mẹ chồng tương lai đều làm ruộng, bố là trưởng họ, lốc nhốc 6 đứa em còn nhỏ, người yêu là con cả, phải chăm lo mọi việc trong gia đình, nhưng chị Hà bảo: "Không hiểu sao tôi không thấy sợ, mà chỉ thấy thương, muốn cùng anh gánh vác mọi việc". Tuy nhiên, khi thực sự "nhập cuộc", mọi việc không đơn giản như chị tưởng.
"Nhà chồng tôi khi đó rất nghèo. Cơm thường độn ngô, có bữa ăn ngô thay cơm. Đến bữa, các em chồng hồn nhiên tranh nhau ăn trước, ăn xong lại xin luôn phần chị dâu. Thương em, nhiều bữa tôi nhịn đói", chị Hà rưng rưng nhớ lại chuyện cũ.
Ngày ra mắt nhà người yêu, thấy bố mẹ chồng tương lai đều làm ruộng, bố là trưởng họ, lốc nhốc 6 đứa em còn nhỏ, người yêu là con cả, phải chăm lo mọi việc trong gia đình, nhưng chị Hà bảo: "Không hiểu sao tôi không thấy sợ, mà chỉ thấy thương, muốn cùng anh gánh vác mọi việc". Tuy nhiên, khi thực sự "nhập cuộc", mọi việc không đơn giản như chị tưởng.
"Nhà chồng tôi khi đó rất nghèo. Cơm thường độn ngô, có bữa ăn ngô thay cơm. Đến bữa, các em chồng hồn nhiên tranh nhau ăn trước, ăn xong lại xin luôn phần chị dâu. Thương em, nhiều bữa tôi nhịn đói", chị Hà rưng rưng nhớ lại chuyện cũ.
Chị kể, ngoài giờ đi làm, chị phải đạp xe 20km bán rau cho bố mẹ chồng. Tối tối, khi cơ thể rã rời, chị còn phải hoàn thành nhiệm vụ là giáo viên dạy các em học bài. Mệt mỏi, thiếu ăn... chị Hà bảo nhiều lúc chị chỉ muốn gục xuống vì kiệt sức.
Nhưng điều làm chị khổ tâm nhất là sự "khó chiều" của bố chồng. Ông tính vốn gia trưởng, đã quyết điều gì là mọi người phải làm theo, cấm cãi. Kinh tế gia đình khó khăn, nhưng tất cả các lễ, tết ông đều bắt phải làm đầy đủ, mà phải "to, hoành tráng để người ta còn trông vào". "Có lần, tôi phản đối, bảo giản lược bớt đi, thế là ông nổi giận vác dao đuổi tôi ra khỏi nhà, dồn tôi ra tận cánh đồng, chửi tôi bẽ mặt trước cả làng", chị Hà bùi ngùi.
Nhưng điều làm chị khổ tâm nhất là sự "khó chiều" của bố chồng. Ông tính vốn gia trưởng, đã quyết điều gì là mọi người phải làm theo, cấm cãi. Kinh tế gia đình khó khăn, nhưng tất cả các lễ, tết ông đều bắt phải làm đầy đủ, mà phải "to, hoành tráng để người ta còn trông vào". "Có lần, tôi phản đối, bảo giản lược bớt đi, thế là ông nổi giận vác dao đuổi tôi ra khỏi nhà, dồn tôi ra tận cánh đồng, chửi tôi bẽ mặt trước cả làng", chị Hà bùi ngùi.
Những lúc buồn, chị Hà lại tìm vui trong công việc. |
Nếu chọn lại, vẫn lấy anh ấy
Từ khi chị ra ở riêng, những va chạm cũng bớt dần đi. Nhưng mọi công việc nhà chồng, do các em chồng ở xa, chỉ có chị ở quê, lại là phận trưởng nên gánh vác hết. Một năm ngoài hơn chục cái giỗ, chưa kể các ngày lễ, tết: Rằm tháng Giêng, Đoan ngọ, Mừng cơm mới... chị đều phải mời mọc, lo liệu chu đáo.
Thế mà bố chồng chị vẫn không thấy hài lòng. "Tôi tuy ở riêng nhưng sát rào nhà chồng. Cứ khi nào bố chồng thấy bực bội trong lòng là ra ngoài ngõ lôi con dâu ra xả tức. Có khi chửi thẳng mặt, lại có khi chửi đổng".
Tôi hỏi chị Hà, có bao giờ chị "bật" lại không, sao cứ chịu khổ mãi thế, chị Hà cười buồn: "Vì không sinh được con trai, đành nhịn thôi. Bố chồng tôi trưởng họ, chuyện nối dõi tổ tông với cụ quan trọng lắm. Dù hai con gái tôi học giỏi, ngoan, thì cũng vẫn là phận gái. Và tôi là mẹ thì cũng vẫn chịu lép vế".
Và không chỉ phải chịu "lép vế" với nhà chồng, chị Hà còn phải nhịn cả với chồng. Lấy anh, gây dựng cuộc sống từ thuở hàn vi, lo liệu, dựng vợ gả chồng cho từng ấy các em chồng, cáng đáng đủ công to việc nhỏ... chồng chị không phải không hiểu và thương vợ. Tuy nhiên, chị bảo, cái nhiệm vụ lớn lao nhất là để anh làm tròn vai trò "trưởng nam", chị không thể cùng anh hoàn thành nên anh sinh ra "chán đời", "chán vợ" và chị thì đành chấp nhận.
"Anh ấy có người khác, tôi biết. Anh ấy ốm, người ta đến tận nhà chăm sóc ríu rít trước mặt tôi. Có lần anh ấy còn vì người ta mà đánh tôi", chị Hà nghèn nghẹn.
Tôi hỏi chị Hà, có bao giờ chị "bật" lại không, sao cứ chịu khổ mãi thế, chị Hà cười buồn: "Vì không sinh được con trai, đành nhịn thôi. Bố chồng tôi trưởng họ, chuyện nối dõi tổ tông với cụ quan trọng lắm. Dù hai con gái tôi học giỏi, ngoan, thì cũng vẫn là phận gái. Và tôi là mẹ thì cũng vẫn chịu lép vế".
Và không chỉ phải chịu "lép vế" với nhà chồng, chị Hà còn phải nhịn cả với chồng. Lấy anh, gây dựng cuộc sống từ thuở hàn vi, lo liệu, dựng vợ gả chồng cho từng ấy các em chồng, cáng đáng đủ công to việc nhỏ... chồng chị không phải không hiểu và thương vợ. Tuy nhiên, chị bảo, cái nhiệm vụ lớn lao nhất là để anh làm tròn vai trò "trưởng nam", chị không thể cùng anh hoàn thành nên anh sinh ra "chán đời", "chán vợ" và chị thì đành chấp nhận.
"Anh ấy có người khác, tôi biết. Anh ấy ốm, người ta đến tận nhà chăm sóc ríu rít trước mặt tôi. Có lần anh ấy còn vì người ta mà đánh tôi", chị Hà nghèn nghẹn.
Tôi hỏi chị, lẽ nào chị không nghĩ, chồng chị đổ tội cho chị không sinh được con trai để cặp bồ chỉ là sự ngụy biện, chị cười buồn: "Tôi chỉ cần anh ấy vẫn trở về nhà, chúng tôi vẫn là một gia đình. Nhiều người hỏi tôi cho chọn lại, tôi có chọn anh ấy, có làm dâu trưởng không, tôi bảo tôi vẫn chọn. Vì tôi yêu chồng, vì anh ấy tôi có thể gánh vác tất cả".
Mai Loan