"Bình Ngô đại cáo" không phải của Nguyễn Trãi?

Thứ ba 25/09/2012 06:00
(GDVN) - TS Đỗ Văn Khang khẳng định: "Bình Ngô đại cáo" không phải của Nguyễn Trãi vì xét về văn bản và lịch sử thì cuộc khởi nghĩa Lũng Nhai năm 1416 không có Nguyễn Trãi. Lúc đó, Nguyễn Trãi đang bị giam giữ ở Đông Quan...
Trong văn học có những hiện tượng văn học sử trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn có thể tìm ra những thiếu sót để chỉnh sửa, bởi vì giáo dục là phải khoa học Chân - Thiện - Mỹ. Với tinh thần đó, Lưỡng quốc Tiến sĩ Đỗ Văn Khang (Nguyên Giảng viên ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn) đã chỉ ra rằng: "Bình Ngô đại cáo" không phải của Nguyễn Trãi.

Từ trước tới nay, chúng ta đều quan niệm: "Bình Ngô đại cáo" là bài cáo của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428, tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt. Về mặt văn chương, tác phẩm được người đương thời, ngay cả hậu thế, đều rất thán phục và coi là thiên cổ hùng văn. Có nhiều ý kiến cho rằng: Đây được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của Việt Nam.

Chân dung Nguyễn Trãi.

HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

TS Đỗ Văn Khang cho rằng, đối với "Bình Ngô đại cáo" thì Nguyễn Trãi chỉ là người thảo văn bởi ông là thư ký bậc cao, Lê Lợi mới là người làm nên tác phẩm. Chắc chắn ngày xưa, Nguyễn Trãi mà tự coi mình là chủ nhân của Bình Ngô đại cáo thì sẽ mắc tội “khi quân”. Bởi vì ông là người luôn luôn tuân theo đạo lý: “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần”.

TS Đỗ Văn Khang cho biết: Cho đến nay vẫn chưa tìm thấy văn bản gốc của "Bình Ngô đại cáo". GS Nguyễn Huệ Chi cũng chỉ xác định bằng hai chữ "có lẽ" in lần đầu tại Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn vào năm Hồng Đức thứ 10, tức là năm 1479. Như thế về văn bản, khoảng 59 năm thất lạc từ sau vụ án Lệ Chi Viên đến tay Ngô Sĩ Liên đã không còn nguyên gốc. Trong tình trạng đó, theo TS Đỗ Văn Khang rất khó để đi theo văn bản học, nhưng có một cách khác là đi theo "Hệ hình tư tưởng phương Đông". Vì mỗi một thời đại thuộc Đông hay Tây đều có phạm trù chuẩn.

TS Đỗ Văn Khang khẳng định: "Bình Ngô đại cáo" không phải của Nguyễn Trãi vì xét về văn bản và lịch sử thì cuộc khởi nghĩa Lũng Nhai năm 1416 không có Nguyễn Trãi. Lúc đó, Nguyễn Trãi đang bị giam giữ ở Đông Quan với câu trong bài thơ Nôm:

Góc thành Nam lều một gian

No nước uống thiếu cơm ăn.


Nhưng ở trong “Bình Ngô đại cáo" mở đầu như sau:

Núi Lam Sơn dấy nghĩa

Chốn hoang dã nương mình

Hơn nữa, ý kiến cho rằng: “Nguyễn Trãi đã được Lê Lợi cho phép thay mặt nhà vua công bố Bình Ngô đại cáo” là không có cơ sở. Nếu viết theo kiểu “cho phép” thì văn chương phải khác, Nguyễn Trãi không thể xưng “ta” tới mười lần trong Bình Ngô đại cáo, bởi chỉ một lần xưng “ta”, Nguyễn Trãi có thể đã bị mất đầu.

Lại nữa, Lê Lợi không thể ưu ái Nguyễn Trãi mà cho phép Nguyễn Trãi làm vậy vì còn kỷ cương còn các quan trong triều, còn lễ giáo của đạo Khổng:

Quân quân - Vua ra vua

Thần thần - Bề tôi ra bề tôi

Phụ phụ - Cha ra cha

Tử tử- Con ra con

Bề tôi mà xưng ra vua thì có mà thành “Đảo chính”

Xét về vị thế để công bố "Bình Ngô đại cáo" thì chỉ có Lê Lợi, vì đó là sự nghiệp, công lao, thành tựu của ngài. Về tài năng, Lê Lợi là một vị vua lập ra vương triều Lê hưng thịnh, ngài là người quyết đoán, không chỉ giỏi việc võ mà còn có tài văn chương. Ngài từng sai Nguyễn Trãi làm sách: “Nam Sơn thực lục” rồi tự làm Bài tựa ký tên là: "Lam Sơn Động Chủ".

Khi làm thủy điện Hòa Bình trên vách đá Thác Bở thuộc xã Hào Tráng, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình người ta đã phát hiện ra một bài thơ nổi tiếng của Lê Thái Tổ khắc vào năm Thuận Thiên thứ năm (1432). Gần đây khi làm thủy điện Sơn La, dân ta phát hiện thêm một bài thơ nữa của Lê Thái Tổ khắc trên vách đá núi cao thuộc xã Lê Lợi, huyện Xìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Tiếp đó là bài thơ: “Khắc vào đá để răn hậu thế Man tù ương ngạnh khó giáo hóa”.

Ngoài ra, từ xa xưa trong Hoàng Việt thi tuyển (1788), Học giả Bùi Huy Bích chọn ba bài thơ của Lê Lợi vào truyển tập của ông. Như vậy một người có văn võ toàn tài, lại chủ động quyết đoán, không lẽ "Bình Ngô đại cáo" lại không có chữ nào của ngài trong đó.

Vậy là "Bình Ngô đại cáo" xét một cách khoa học chỉ có thể là của Lê Lợi. Nhưng xét về quan hệ vua tôi giữa Lê Lợi và Nguyễn Trãi gắn bó và trình độ văn chương của Nguyễn Trãi có thể nói đạt đến mức độ điêu luyện thì "Bình Ngô đại cáo" phải ghi tên hai người: "Bình Ngô đại cáo" của Lê Lợi do Nguyễn Trãi thảo.

Qua cuộc trao đổi này, TS Đỗ Văn Khang mong muốn các bậc hiền minh của nước nhà hãy xem xét để chỉnh sửa lại cho đúng sự thật, y như cuộc trao đổi nghiêm túc kéo dài nhiều năm để đi tới kết luận không dễ dàng rằng: Nam Quốc Sơn Hà không phải của Lý Thường Kiệt.

TS Đỗ Văn Khang cho rằng có những hiện tượng sai tới hàng thế kỷ, cuối cùng trí tuệ Việt Nam cũng tìm cách xác định và mạnh dạn sửa chữa, cho dù có phải công phu nhưng sự thật vẫn là cái giá cao quý nhất và được những người chân chính ủng hộ. Về chủ nhân của "Bình Ngô đại cáo" chắc chắn cũng nằm trong quy luật đó. 

TS Đỗ Văn Khang nhận định, đề tác giả của "Bình Ngô đại cáo" như vậy là đã sai gần 6 thế kỷ qua. Và cái khó trong vấn đề sửa chữa này là bởi "Bình Ngô đại cáo" liên quan đến sự kiện năm 1980, UNESCO công nhận ông là Danh nhân văn hóa thế giới. Điều này đã khiến tên tuổi ông được nhiều học giả trên thế giới biết đến và hiểu sâu sắc hơn về nền văn hóa đồ sộ của Việt Nam.

Thế nhưng, nhà văn Mỹ nổi tiếng Mark Twain đã từng nói: “Sự thật là điều đáng quý giá nhất mà chúng ta có được. Hãy tiết kiệm nó”. Vì vậy, không nên để hàng chục triệu học sinh suốt từ Nam chí Bắc, từ miền biển lẫn miền núi, từ thế hệ này đến thế hệ khác vẫn tiếp tục sai.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Tài liệu của độc giả "tố" TS Lê Thẩm Dương đạo văn

GS Nguyễn Hữu Đức: "Xếp hạng đại học là xu thế toàn cầu"

'Thật bi hài! Cả đời làm giáo dục, tôi chưa gặp chuyện như ĐH Tây Đô'

Thiếu tướng Nguyễn Đức Tỉnh nói về thu hút nhân tài ở Bộ Quốc Phòng

Những hình ảnh độc của Barack Obama thời sinh viên

SV gửi tâm thư tới Bộ trưởng Giáo dục: "Em bị biến thành Chí Phèo..." 

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Đỗ Quyên Quyên





Bình luận (22 bình luận)

Sắp xếp theo:
1 - Nguyễn Trần Huy - 25/09/2012 15:58
Cách đặt vấn đề của TS Khang hoàn toàn không đúng. Ông Tiến sỹ quan niệm danh xưng "TA" trong bài CÁO ám chỉ tác giả là cách hiểu quá thô thiển. Thứ nhất, đây là bài CÁO được vua Lê Thái Tổ ban hành sau khi chiến thắng giặc Minh. Do đó, TA ở trong bài cáo là chỉ VUA. Đây là điều mọi người đều đã biết và đã được giảng ở trong sách giáo khoa. Thứ hai, ông Tiến sỹ lại cho rằng do vua Lê Thái Tổ đã có viết ba bài thơ được tuyển trong Hoàng Việt thi tuyển nên bài CÁO phải do Vua Lê Thái Tổ viết lại càng vô lý.
Giật mình về trình độ lý luận và kiến thức của một Tiến sỹ.
2 - Nhat - 25/09/2012 15:53
Mọi người cần bĩnh tĩnh, bài viết có ghi rõ là:
"Bình Ngô đại cáo" phải ghi tên hai người: "Bình Ngô đại cáo" của Lê Lợi do Nguyễn Trãi thảo.
Điều này là đúng như mọi người suy nghĩ. Dù có tranh cãi gì đi nữa thì người viết ra vẫn là Nguyễn Trãi mà thôi.
3 - Bình Minh - 25/09/2012 14:38
Ông này nói linh tinh. Cáo, cũng như chế, chiếu, biểu là những văn bản chính thức của triều đình, dĩ nhiên phải được sự "thẩm định" của nhà vua, được công bố bởi triều đình. Vấn đề người soạn thảo văn bản ấy là Nguyễn Trãi và đứng từ góc nhìn một tác phẩm văn học nghệ thuật, thì Nguyễn Trãi là tác giả.

TS gì mà nói linh tinh vậy?
4 - Nam IT - 25/09/2012 14:37
Bản thân tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của TS Đỗ Văn Khang. Tôi thấy những luận điểm này đều rất có lý. Thế nên chúng ta hãy lắng nghe. Bởi cái gì sai thì sửa, sửa trước còn hơn không sửa.
5 - Nhã Hoàng - 25/09/2012 13:35
TS Đỗ Văn Khang chắc không biết cơ chế thời phong kiến, vua chỉ viết lời châu phê trên các tờ tâu mà bầy tôi trình lên. Mọi chiếu biểu vua ban ra (nhân danh vua) lại do bầy tôi soạn thay vua cả.
6 - Cadic - 25/09/2012 11:58
Sao bây giờ cứ phải bàn lại những chuyện mà người ta đã nói mãi rồi thế nhỉ. Cứ hỏi tại sao khoa học nước nhà không tiến lên được!!!

Cụ về tranh cãi cho hết cuốn Nguyễn Trãi toàn tập đi rồi hãy lên báo chứ!!
7 - văn học - 25/09/2012 11:58
tôi chưa từng thấy lê thái tổ có làm văn được lịch sử ghi nhận, lịch sử cũng không nhắc đến. sách văn học đã viết nguyễn trãi đại diện cho lê thái tổ viết bài cáo công bố cho toàn dân. chữ "ta" trong tác phẩm rõ ràng là đại diện cho vua lê bố cáo với toàn dân, đây cũng chỉ là một nhận định cảm tính mà thôi. muốn sự thật hãy tìm đưa bằng chứng ra hãy nói.
8 - Trinhdao - 25/09/2012 11:49
Tôi chỉ là dân bình thường,nhưng cũng hiểu một điều rằng :NGƯỜI VIẾT "BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO" LẤY Ý TƯỞNG CUỘC KHỞI NGHĨA ĐỨNG ĐẦU LÀ LÊ LƠI ĐỂ VIẾT NÊN BẢN HÙNG CA VỀ THÙ NHÀ NỢ NƯỚC.
ĐÃ TRẢI QUA BAO THẾ KỶ VÀ NGƯỜI VIẾT ĐƯỢC CÔNG NHẬN.
LỊCH SỬ CŨNG NHƯ NHÂN LOẠI NHÌN ĐỌC "BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO"HIỂU ,KÍNH TRỌNG,TÔN THỜ LÊ LỢI BÌNH THIÊN HẠ THÀNH CÔNG,GHI NHẬN MỘT TRIỀU ĐẠI MỚI BẮT ĐÀU.
AI THẢO VIẾT "BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO" ĐỂ CÔNG BỐ CHO THIÊN HẠ BIẾT THÌ NGƯỜI ĐÓ LÀ TÁC GIẢ.LÊ LỢI VÀ QUÂN KHỞI NGHĨA CHÍNH LÀ NHÂN VẬT SỰ KIỆN LỊCH SỬ TRONG BÀI "BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO"-(tướng sĩ một lòng phụ tử,hòa nước sông giọt máu ăn thề).ĐÓ CHÍNH LÀ SỰ ĐOÀN KẾT ĐỒNG CAM CỘNG KHỔ LÀM NÊN CHIẾN CÔNG VÀ BẢN HÙNG CA NÀY TRONG BÀI VIẾT.
Chỉ khi nào có bút tích nhà vua Lê Lợi để lại bài này do đích thân Lê Lợi làm thì điều đó mới gọi là sự thật được.
Việc thế hệ hậu sinh thay đổi tư tưởng lịch sử hàng bao thế kỷ thì gọi là gì?.
Chúng ta nên chú ý là LE LỢI LÀM VUA -NGUYỄN TRÃI TỪ QUAN-DO VẬY KHÔNG CÓ SỰ TRANH GIÀNH Ở ĐÂY,LÊ LỢI THỪA QUYỀN CÔNG BỐ BÀI THƠ NÀY LÀ CỦA MÌNH.VÀ RÕ RÀNG VỊ MINH QUÂN QUÝ TRỌNG TÀI VĂN THƠ CỦA NGUYỄN TRÃI,NÊN LỊCH SỬ MỚI GHI NHẬN .
Cũng như Nguyễn Du viết truyện Kiều từ tích truyện của Trung quốc thì không thể nói Truyện Kiều là của Trung quốc được.
9 - Nguyễn Hữu Lập - 25/09/2012 11:40
Bình Ngô Đại Cáo là của Nguyễn Trãi!!!! đó là lịch sử đừng cố thay đổi điều đó làm gì? sự thật đôi khi ko như chính nó nhưng nhiều người cho nó là sự thật thì nó là sự thật!!
10 - the anh - 25/09/2012 11:12
Cá nhân tôi thấy tác giả đưa ra các luận chứng để chứng minh như trên không có tính thuyết phục. Thứ nhất, tác giả lấy hai câu thơ: "Góc thành Nam ... thiếu cơm ăn" để nói rằng NT ở Đông Quan mà không phải ở Lam Sơn hoang dã nên không thể viết bài Cáo này như trong hai câu thơ "ta đây... nương mình" là không logic, do cuộc khởi nghĩa diễn ra trong một thời gian dài, bài Cáo viết trong giai đoạn chiến thắng gần kết thúc vì vậy không thể nói rằng NT khi đó đang bị giam giữ không viết được. Thứ 2, về xưng "ta". đây là bài cáo độc lập vì vậy chủ thể ở đây là dân tộc, đất nước và người đại diện là Lê Lợi có quyền ban hành. Chữ "ta" ở đây hiểu theo nghĩa nhân danh tác giả là sai. ở đây nên hiểu Nguyễn Trãi được Lê Lợi giao phó viết bài Cáo để tuyên bố độc lập, Nguyễn trãi "nhập tâm" hồn thiêng sông núi, tinh thần dân tộc, tinh thần cuộc khởi nghĩa để viết chứ không phải "ta đây" là chỉ Nguyễn Trãi. Thứ 3. Tác giả cho rằng "Bình Ngô đại cáo" của Lê Lợi do Nguyễn Trãi thảo" là không chính xác vì: lê Lợi chỉ là người ban bố bản này vì lê lợi là người đứng đầu nhà nước, nhân danh nhà nước còn về tác giả áng văn thì vẫn do NT viết. câu này nên viết lại là "Bình ngô đại cáo là của dân tộc việt nam, do NT viết, Lê lợi ban hành".