Thứ bảy, 29/9/2012, 01:07 GMT+7

Cán bộ Hà Nội tổ chức cưới không được quá 50 mâm

Theo dự thảo chỉ thị của Thành ủy Hà Nội, cán bộ, đảng viên tổ chức tiệc cưới không được quá 300 người, tương đương 50 mâm cỗ; không tổ chức cưới ở khách sạn 5 sao, khu du lịch cao cấp.

Đây là một nội dung của dự thảo Chỉ thị về tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố, vừa được Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội đưa ra thảo luận chiều 28/9.

Theo đó, Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể chính trị thực hiện tốt các nhiệm vụ như đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, nhất là trong việc cưới.

Cán bộ, đảng viên, nhất là lãnh đạo, quản lý các cấp phải gương mẫu, đi đầu trong tổ chức đám cưới cho người thân, gia đình với tinh thần “trang trọng – lành mạnh – tiết kiệm”. Số lượng khách mời không quá 300 người, tương đương 50 mâm cỗ. Nếu hai gia đình trai gái tổ chức chung thì không mời quá 600 người. Ngoài ra, không tổ chức cưới nhiều lần, nhiều ngày và ăn uống ở những nơi sang trọng, tốn kém như khách sạn 5 sao, khu du lịch cao cấp…

Dự thảo chỉ thị của Ban thường vụ thành ủy Hà Nội được nhiều đại biểu bàn thảo sôi nổi. Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Bí thư huyện Mỹ Đức cho rằng, quận Hà Đông từng quy định không tổ chức mời khách trên 40 mâm cỗ, gây nhiều ý kiến trái chiều. Tại nhiều đám cưới, các cựu chiến binh thường đến giám sát xem mỗi mâm cỗ có bao nhiêu người, khiến gia chủ bối rối. Do vậy, quy định này có thể gây ảnh hưởng đến gia đình có đám cưới.

Bên cạnh đó, chế tài xử phạt như thế nào để có tính răn đe, nếu không người tổ chức đám cưới sẽ không chấp hành quy định.

Ông Đào Đức Toàn, Chánh văn phòng Thành ủy Hà Nội, cho rằng, mỗi cán bộ phải tự ý thức trách nhiệm của mình trong việc cưới như không tổ chức tại nơi sang trọng, tốn kém mà phải phù hợp với thu nhập chung của công chức. Tuy nhiên, ông Toàn băn khoăn việc quy định số khách mời với nhà gái vì có thể ảnh hưởng với gia đình thông gia.

Tại cuộc họp, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng, quận Hà Đông đã có quy định giới hạn mời khách với 40 mâm cỗ thì thành phố ra quy định tổ chức tối đa 50 mâm cỗ là hợp lý. “Đám cưới phải tổ chức ở những nơi bình dân, phù hợp với mức thu nhập chung của mọi người, vì sẽ có cả người thu nhập thấp, thu nhập trung bình đi ăn cưới. Nếu tổ chức ở khách sạn 5 sao, những người này sẽ băn khoăn đưa bao nhiêu tiền mừng cưới, nếu đưa ít thì sau này sẽ nghĩ ngợi”, ông Nghị bày tỏ.

Bí thư Hà Nội cũng cho rằng, người dân sẽ giám sát việc thực hiện quy định của lãnh đạo, nếu đám cưới quá đông khách thì người đi dự tiệc sẽ phản ảnh. Thành phố không cần thiết phải thành lập một ban chuyên đi đếm người dự cưới.

Ngoài ra, Thường vụ Thành ủy Hà Nội cũng kêu gọi các đảng viên, cán bộ các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn thủ đô cũng thực hiện việc cưới trang trọng, tiết kiệm.

Đoàn Loan

Hạn chế khách mời.

Quy định có phải là vô lý quá không nhỉ? chưa từng nghe ở đâu hạn chế số khách mời cả. Nhiều nơi không chỉ mời bạn bè thân thiết vì đó là văn hoá của họ. Có phải HN hết việc để làm rồi không nhỉ.

Hình thức bề ngoài

Nếu muốn giải quyết vấn đề, thì nên giải quyết từ nguyên nhân, bản chất chính của sự vật, sự việc, đừng nên ban những luật lệ mang tính bề ngoài như vậy. 1 người sếp gương mẫu thì trăm ngàn nhân viên gương mẫu, 1 người sếp tham nhũng ,dễ dãi thì trăm ngàn nhân viên tham nhũng, dễ dãi.

ý kiến

Khi cuộc sống khá hơn, con người có nhiều nhu cầu hơn, đáp ứng được nhu cầu làm con người ta thỏa mãn hơn, hăng say lao động hơn và có lợi hơn cho cá nhân, cho xã hội và cho đất nước. Cá nhân em là công chức này, với đồng lương của em thì ngoài chi tiêu cho mỗi việc đi lại để đi làm, ăn đủ ấm bụng để đủ sức khỏe làm việc và cống hiến thì lương em âm này thì làm sao em dám tổ chức cưới ở khách sạn 5 sao. Tự con người ta sẽ điều chỉnh các hành vi sao cho phù hợp với năng lực cá nhân thôi các bác ạ. Hãy tìm cách nâng cao đời sống của người cán bộ, công chức, viên chức được cao hơn chứ đừng nghĩ cách cấm đoán nhu cầu tối thiểu của họ.

Đám cưới không quá 50 mâm

Cưới hỏi, ma chay là chuyện riêng của từng người, sao lại can thiệp? 

Khuyến khích thì được, cấm đoán thì không

Quy định này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền công dân. Khuyến khích, vận động thì được, chứ cấm đoán thì rất khó nếu không muốn nói là không thể, vì phải xây dựng cơ chế quản lý giám sát và chế tài xử phạt. Sếp làm to tức là quan hệ nhiều, bạn bè đối tác khách khứa cũng nhiều, và phần lớn trong số khách mời cũng là người có điều kiện cả, phong bì chắc chắn cũng nặng đô hơn số ít khách "nghèo" còn lại. Chả nhẽ hạn chế số khách mời, rồi hạn chế số mâm, rồi hạn chế tiếp cả tiền mừng, quà cưới?

Ý kiến

Cưới hỏi là chuyện riêng cá nhân của mỗi người. Tổ chức lớn nhỏ thế nào là phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi người. Thiết nghĩ, nếu có thì cũng chỉ là nên đề xuất kêu gọi mọi người tiết kiệm chi phí chứ ko phải là ban hành cấm đoán.

Đồng ý với Mr Nguyễn Cao Hùng

Đồng ý với Mr Cao Hùng. Nó cho thấy chúng ta không giải quyết được gốc của sự việc. Cuộc sống khá giả hơn con người ta có quyền tự cân đối nhu cầu và ý thức của riêng họ, văn minh không có nghĩa là thích gì cấm đó.

Có thực thi được không?

Tôi thấy là không hoàn toàn khả thi. Vì lý do sau đây. Mỗi mâm là bao nhiêu người đến dự? 6 -10, hay nhiều hơn thế một mâm?.Và ai là người dám đứng ra tố cáo việc vi phạm đó?. Lấy gì làm chứng để biết ai đó vi phạm?.

9 giờ 15 phút trước

Quy định lạ đời

Công Dân

Ý kiến của bạn

 
 Thay hình khác
  
Off Telex VNI VIQR
 
Link Site

Yêu cầu tiếng Anh cho du học

Tiếng Anh cho du học ở các nước nói chung khá giống nhau. Tuy nhiên, có những nước thì yêu cầu này đến từ cả bộ di trú, trong khi đa số các nước thì trường học là đưa ra các yêu cầu cụ thể.

 
 
 
 
Lien he quang cao