. |
Những vũ khí hiện đại bậc nhất giữ chủ quyền biển Đông
Chủ Nhật, 30/09/2012, 10:36 [GMT+7]
.
(Phunutoday) - Việt Nam bảo vệ biển đảo bằng những vũ khí hiện đại bậc nhất thế giới, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn – Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục chính trị cho biết.
- Tại Hội nghị người Việt Nam tại nước ngoài lần 2 (27-28/9), Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn khẳng định, Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, nhưng nhiều người băn khoăn nếu ta muốn hòa bình mà họ không chịu hòa bình thì sao? Trong trường hợp Trung Quốc âm mưu độc chiếm biển Đông bằng sức mạnh thì sao? Nhà nước, đặc biệt là quân đội đã chuẩn bị mọi phương án để đối phó với tình huống thấp nhất đến tình huống cao nhất.
- "Bản thân các tướng lĩnh Trung Quốc nhận định, nếu đánh chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa chỉ mất khoảng 1 tuần, nhưng giữ được Trường Sa thì Trung Quốc khó có thể giữ được"
- "Có nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau nhưng chúng ta đều thống nhất tổ quốc Việt Nam là một, chủ quyền của Việt Nam là bất khả xâm phạm. Những năm gần đây, chúng ta không để mất bất kỳ một đảo ngầm, một đảo nổi, một nhà giàn nào của Việt Nam", Thiếu tướng khẳng định.
- Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn nhấn mạnh: "Chúng ta đã trang bị tàu hộ vệ tên lửa có khả năng bảo vệ cách bờ 200km trở lại, chúng ta cũng có những tên lửa có tầm bắn 600km, và cả những tên lửa nằm trong số những vũ khí hiện đại bậc nhất trên thế giới hiện nay. Chúng ta cũng mua sắm những máy bay đủ sức bảo vệ quần đảo Trường Sa cũng như Hoàng Sa".
- Năm 2011, Hải quân Việt Nam đã tiếp nhận hai tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 do Nga đóng mang tên chiến hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ, góp phần làm tăng khả năng, sức mạnh quản lý bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.
- Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ có chiều dài 102m, rộng 13,7m, lượng rẽ nước 2.100 tấn, có thể hoạt động trong điều kiện gió cấp 10-12. Trên tàu được trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ lẫn tấn công, như tên lửa, pháo, máy bay, radar...
- Vũ khí súng, pháo và tên lửa của hộ vệ hạm Đinh Tiên Hoàng bao gồm: Tổ hợp tên lửa đối hạm Uran với cự ly bắn đến 130km, gồm 2 dàn phóng tên lửa có cánh chống hạm loại Kh-35E bao gồm 8 ống phóng...
- Để chống ngầm, hộ vệ hạm Đinh Tiên Hoàng được lắp đặt 2 ngư lôi 533mm, 1 rocket phản lực RBU-6000 và trạm thủy âm loại MGK-335...... Tàu có thể mang theo một máy bay trực thăng chống ngầm Ka-28 hoặc Ka-31.
- Nhiều tờ báo quân sự của Trung Quốc đã phải dè chừng một số tên lửa hành trình chống tàu khủng nhất được trang bị cho Hải quân Việt Nam, trong đó sát thủ đầu tiên là Kh-35 được trang bị cho chiến hạm lớp 1241.8 và Gepard 3.9 của Việt Nam. Mỗi chiến hạm loại này mang được 16 tên lửa hành trình Kh-35.
- Tên lửa chống hạm dưới âm chiến thuật Kh-35E có tầm bắn 130 km dùng để tiêu diệt các tàu tên lửa, tàu phóng lôi, tàu pháo, tàu nổi có lượng giãn nước đến 5.000 tấn và các tàu vận tải biển. Nga đã phát triển biến thể cải tiến Kh35-UE có tính năng cao gấp 2-2,5 lần so với Kh-35E và tầm bắn 260 km, gấp đôi Kh-35E. Loại Kh-35E mới này chỉ được trang bị trên tàu chiến Gepard 3.9 của Việt Nam
- Hiện nay, trong biên chế Hải quân có ba chủng loại tàu trang bị tên lửa Kh-35E Uran gồm: Gepard 3.9 (8 quả), tàu cao tốc tên lửa project 1241.8 (16 quả) và tàu cao tốc BSP-500 (8 quả). Theo các chuyên gia quân sự, Việt Nam có nhiều loại tên lửa trong trang bị quân đội nhưng tên lửa Kh-35 có lẽ là loại tên lửa hành trình đặc biệt nhất.
- Trong khi đó, tàu ngầm Kilo của Việt Nam sắp nhận từ đối tác Nga lại được trang bị tên lửa chống hạm 3M-54E Club-S có tốc độ dưới âm, là biến thể của họ tên lửa Club do Viện OKB Novator (Nga) phát triển, tầm bắn 220 km. Tên lửa được phóng từ tàu ngầm Projekt 636 lớp Kilo chủ yếu dùng để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất.
- Tên lửa chống hạm P-15M được trang bị trên các tàu chiến 1241RE của Việt Nam. P-15M dài 6,5m, đường kính thân 0,76m và tổng trọng lượng phóng là 2.500kg. Tên lửa được radar chủ động dẫn đường trong pha cuối. Tên lửa lắp động cơ nhiên liệu lỏng, tầm bắn 80km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 513kg.
- Theo tờ Hoàn Cầu, hiện nay Việt Nam đang sở hữu khoảng 50 quả tên lửa Scud B có tầm bắn khoảng 300km nhưng Việt Nam đang cải tiến được những quả tên lửa này nâng tầm bắn lên đến 500km.
- Tháng 8/2010 Việt Nam cũng đã tiếp nhận 4 xe phóng tên lửa bờ đối hạm Yakhont. Mỗi xe có 4 quả tên lửa cùng với đó là 2 giàn radar phòng vệ bờ biển có cự ly thám trắc lên tới 450 km, có khả năng theo dõi chủ động đồng thời 30 mục tiêu, theo dõi bị động 50 mục tiêu và xử lý đồng thời 200 mục tiêu.
- Trong biên chế của quân đội Việt Nam còn có dòng máy bay Su, được xem là đối thủ đáng gờm của các chiến cơ.
- Báo chí Trung Quốc cũng từng nói rằng, Việt Nam là quốc gia đang sở hữu đội ngũ tiêm kích chiến đấu tiên tiến của Nga lớn nhất Đông Nam Á. Ước tính hiện nay Việt Nam có khoảng 24 máy bay chiến đấu đa năng SU-30 MKV/MK2 và 12 chiếc SU-27 SK. Tầm bay tác chiến của các dòng SU này đều có thể bao phủ toàn bộ các quần đảo mà Việt Nam đang tuyên bố chủ quyền.
- Hệ thống vũ khí của Su-27SK gồm 1 pháo tự hành GSh-301 cỡ nòng 30mm với 150 băng đạn cùng nhiều loại tên lửa và bom chuyên dụng được lắp trên 10 giá treo ở 2 cánh và dưới thân. Su-27SK có thể mang 6 tên lửa không đối không tầm trung bán tự động dẫn đường bằng radar, hai tên lửa tầm nhiệt, 6 tên lửa đối không tầm trung dẫn đường và 6 tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn. Ngoài ra, Su-27SK còn có thể mang theo bom kích cỡ 500kg, 250kg hoặc 100kg để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất hoặc các loại tên lửa đối đất khác.
- Hồi tháng 5/2012, Nga đã bàn giao cho Việt Nam 3 máy bay chiến đấu đa năng SU-30MK2. Các nguồn tin cũng cho biết thêm, Hiệp hội sản xuất máy bay Komsomolsk-on-Amur đang tiếp tục lắp ráp chiếc Su-30MK2 cuối cùng trong hợp đồng mua 12 máy bay cùng loại mà Việt Nam đã ký kết trong năm 2010. Hợp đồng đầu tiên cung cấp cho Việt Nam 8 máy bay Su-30MK2 có tổng trị giá khoảng 400 triệu USD, hợp đồng thứ hai, cung cấp thêm 12 máy bay Su-30MK2. Cả hai hợp đồng cũng bao gồm cả việc cung cấp thiết bị, vũ khí và phụ tùng cho các máy bay. Trước đó đã có thông tin rằng, trong tương lai Việt Nam có thể mua thêm 24 chiến đấu cơ SU-30MK2 nữa để tiếp tục củng cố tiềm lực không quân của mình.
- Hầu hết Su-27 và Su-30 được bố trí tại các tỉnh miền Nam. Điều này cho thấy sự ưu tiên và mối quan tâm của Việt Nam trong kế hoạch bảo vệ chủ quyền biển đảo bởi tầm tác chiến của các loại tiêm kích này bao phủ hoàn toàn khu vực biển Đông.
.
Tại Hội nghị người Việt Nam tại nước ngoài lần 2 (27-28/9), Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn khẳng định, Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, nhưng nhiều người băn khoăn nếu ta muốn hòa bình mà họ không chịu hòa bình thì sao? Trong trường hợp Trung Quốc âm mưu độc chiếm biển Đông bằng sức mạnh thì sao? Nhà nước, đặc biệt là quân đội đã chuẩn bị mọi phương án để đối phó với tình huống thấp nhất đến tình huống cao nhất.
.
.
.