- Vì sao Hitler ôm nỗi hận thù thấu xương tủy với người Do Thái? Có ý kiến cho rằng, vì bị gái điếm truyền bệnh giang mai nên ông ta mới trở nên điên cuồng và hiếu sát tới vậy.
Hitler trở thành nỗi khiếp sợ, nói đúng hơn là “thần chết” của người Do Thái. Với lòng thù hận ngút trời, phát xít Đức mà đứng đầu là Hitler và các nước cùng phe cánh đã tiến hành cuộc tàn sát chủng tộc Holocaust gây chấn động toàn cầu. Holocaust chính là cuộc thảm sát dã man 6 triệu người Do Thái và nhiều nhóm thiểu số khác ở châu Âu, Bắc Phi trong Thế Chiến thứ hai.
Vì sao nhà độc tài này lại mang lòng căm thù người Do Thái tới mức điên cuồng, mù quáng và quá khích như vậy? Có quan điểm cho rằng, chính cuộc gặp gỡ và chung đụng chớp nhoáng của Hitler với một gái điếm Do Thái vào năm 1908 đã gây họa lớn. Người phụ nữ “bán thân nuôi miệng” ấy đã truyền bệnh giang mai cho trùm phát xít, khiến y trở nên vô cùng “hiếu sát”.
Tên độc tài Hitler.
Trong cuốn nhật ký của Theo Morell - bác sĩ riêng của Hitler có nhắc tới chi tiết, ông có khả năng đã vướng phải chứng bệnh này, sau lần hoan lạc giường chiếu với một gái mại dâm người Do Thái khi mới 19 tuổi.
Còn theo báo cáo khoa học được công bố tại cuộc họp hàng năm của Hội đồng Tâm lý học Hoàng gia tại Edinburgh, sở dĩ, trùm phát xít căm thù người Do Thái tới mức bệnh hoạn, cuồng dại là do sự sai lệch về tâm lý lẫn hành vi. Ngọn nguồn của sự sai lệch ấy xuất phát từ căn bệnh lây truyền qua đường tình dục nói trên. Giang mai nếu không được chữa trị kịp thời và dứt điểm, có thể khiến người bệnh bị loạn hoặc mất trí.
Tiến sĩ tâm lý học Bassaem Habbeb công tác tại bệnh viện Hollins Park Hospital, Warrington nhận định, soi xét cuộc đời và các hành động của Hitler từ góc độ là một bệnh nhân mắc chứng giang mai, sẽ sáng tỏ được nhiều điểm. 19 tuổi, trùm phát xít phải ôm nỗi đau bệnh tật, khiến ông ta luôn sống hằn học và mặc cảm với đời. Chứng bệnh khó nói ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần và thể chất của Hitler và trùm phát xít đã điên cuồng tìm cách xả nỗi căm hận. Theo tiến sĩ Habeeb, những thay đổi trong tâm trạng hay chứng giận dữ hoang tưởng và các vấn đề về dạ dày của Hitler đều là dấu hiệu của giang mai.
Trong khi đó, theo nhật ký của bác sĩ Theo Morell, sức khỏe của trùm phát xít thường xuyên bị quấy nhiễu bởi các đợt viêm dạ dày và những vấn đề ngoài da.
Trước đây, các chuyên gia từng nghĩ tới khả năng Hitler thực sự mắc phải căn bệnh khó nói này, tuy nhiên, họ chưa từng gắn kết điều ấy với chính sách bài xích Do Thái của nhà độc tài. Theo tiến sĩ Habeeb, chứng giang mai có thể khiến người bệnh hóa điên cuồng...
Ngay trong cuốn tự truyện “Mein Kampf” (Cuộc đấu tranh của tôi), Hitler cũng tỏ rõ mình là người theo chủ nghĩa bài xích Do Thái tới mức cuồng nhiệt và cho rằng, bản thân ông ta bắt đầu để tâm tới sự khác biệt của người Do Thái với dân tộc Đức khi còn sống ở Viên (Áo) và trút lòng căm thù lên họ. Thậm chí, trong cuốn này, Hitler dành nhiều trang để đề cập tới tệ nạn mại dâm và bệnh giang mai, trong đó tỏ rõ thái độ căm phẫn, bức xúc:
Nhiệm vụ của dân tộc Đức là thắng được giang mai, chứng bệnh của người Do Thái. Trùm phát xít tuyên bố nhà nước có nghĩa vụ phải tiêu diệt tận gốc chứng bệnh này và huy động mọi nguồn lực để tuyên truyền. Theo ông ta, giang mai và mại dâm phải được giải quyết bằng cách tạo thuận lợi cho việc kết hôn sớm. Hitler viết rằng: "Hôn nhân không phải tự nó là cứu cánh, nhưng phải phục vụ cho mục tiêu cao hơn: bành trướng và bảo tồn nòi giống cùng chủng tộc".
Một số chuyên gia sử học cho rằng, Hitler được miễn quân dịch vì có triệu chứng giang mai. Cũng có người tiết lộ, quốc trưởng đã phải dùng muối iođua để chữa trị khi bệnh ở giai đoạn hai và ba.
Không chỉ vướng nghi án bị truyền bệnh giang mai, tình trạng sức khỏe của trùm phát xít luôn trở thành đề tài “hot” được đem ra bàn luận. Có vô vàn quan điểm về bệnh tật mà Hitler mắc phải, như bị đồng tính, tâm thần phân liệt, hoang tưởng, thậm chí có vấn đề ở bộ phận sinh dục…
Dù sự thật thế nào thì những bí ẩn về cuộc đời và con người Hitler mãi là chủ đề được giới chuyên môn lẫn dư luận quan tâm, nghiên cứu.
Thùy Dương
TIN LIÊN QUAN |
---|