Bài “4.000 tỉ đồng hay 40.000 mạng người?” đăng trên BLOG Dân trí đã có hàng trăm ý kiến gửi về tòa soạn. Trả lời câu hỏi này, hầu hết các ý kiến đều có chung đáp số: Dứt khoát phải hủy thủy điện Sông Tranh 2 để đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của 40.000 người dân Trà My.
Đập thủy điện Sông Tranh 2
Số tiền khổng lồ
4.000 tỉ đồng là số tiền lớn, rất lớn nhất là với những nền kinh tế như Việt Nam và càng đặc biệt hơn, ở vào thời điểm khó khăn như năm nay. Nếu như mỗi ngôi trường ở miền núi được trang bị 1 tỉ đồng thì tất cả các trường tạm, lớp tạm toàn quốc đều được xây mới. Nếu mỗi cây cầu nhỏ được xây dựng với khoảng 2 tỉ đồng thì có 2.000 cây cầu được xây dựng. Nó là rất nhiều mồ hôi, công sức của nhân dân đã gom góp, đóng thuế cho Nhà nước.
Bạn Vu Quang Dang [email protected] từ Quảng Nam làm một phép tính: Thu nhập của một người lao động bình thường khoảng 3 triệu đồng/tháng. Vậy 4.000 tì đồng là bao nhiêu tháng lương và số tiền đó có thể trả lương cho bao nhiêu gia đình có cuộc sống tốt đẹp hơn. Xin trả lời, nó là 1.333.000 tháng lương của người lao động.
Ai chịu trách nhiệm?
Không thể để số tiền quá lớn như vậy bỗng dưng mất đi như ném vèo qua cửa sổ mà không ai chịu trách nhiệm nên rất nhiều ý kiến yêu cầu phải làm rõ và xử lý thật nghiêm nếu đập Thủy điện sông Tranh 2 bị hủy bỏ. Đồng thời, cho kiểm tra lại toàn bộ quá trình từ khâu xây dự án cho đến hôm nay.
Bạn Phạm Viết Đạt [email protected] từ Đà Nẵng đề nghị điều tra nghiêm túc của cơ quan chức năng để làm sáng tỏ số tiền 4000 tỉ đồng của nhà nước và nhân dân đã bị lãng phí như thế nào.
Bạn Viết Minh địa chỉ VietMinh007 - [email protected] từ Hà Nội bức xúc: Vấn đề ở đây rất nghiêm trọng, 4.000 tỉ đồng là rất lớn và cần rất nhiều tiền thuế của dân mới có được nên không thể dễ dàng từ bỏ, không thể để lãng phí 4.000 tỉ đồng được.
Bạn Trương Công Tính [email protected] từ Đà Nẵng yêu cầu mấy vấn đề cần được làm rõ và trả lời cho dân được biết: 1. Động đất có phải do xây đập thủy điện Sông Tranh 2 gây ra không? 2. Nếu vẫn tiếp tục cho Sông Tranh 2 hoạt động và tích nước thì nếu xảy ra động đất vỡ đập gây thiệt hại về tài sản và tính mạng người dân, khi đó ai chịu trách nhiệm. Cần nêu rõ đích danh đơn vị, người chịu trách nhiệm 3. Những thiệt hại do động đất mấy lâu nay ai chịu cho người dân? 4. Kinh phí đầu tư 4.000 tỉ đồng không phải là nhỏ. Nếu bây giờ bỏ thủy điện Sông Tranh 2 thì phần thất thoát này ai chịu trách nhiệm? Tiền là thuế của dân không phải muốn dùng thế nào cũng được. Khi thất thoát phải có người chịu trách nhiệm.
Bạn Hoang, địa chỉ Email [email protected] - Hà Nội xót xa::4.000 tỉ là tiền mồ hôi, nước mắt và máu của nhân dân. . . Ôi xót xa quá, khi đất nước và nhân dân còn vô cùng khó khăn!
Bạn Tạ Thị Lâm, địa chỉ [email protected] - Hà Nội còn đặt vấn đề: Tôi thấy ngành điện chỉ chăn chú vào tăng giá điện, mỗi mét dây được giải, mỗi cột trụ được xây đều do người dân cõng, già trẻ gồng lưng mà cõng lỗ cho ngành điện... Khi thủy điện tích nước, khi thủy điện cần xả lũ, của cải của dân mất, trôi theo dòng nước, dân chịu, dân kêu trời không thấu. Vậy 4000 tỉ tiền cũng là tiền dân, phá đập dân mất tiền, dân lại còng lưng lao động...
Vụ việc xảy ra ở Thủy điện Sông Tranh 2 đến giờ tuy chưa có hồi kết nhưng hậu quả của nó chắc chắn sẽ không nhỏ. Câu hỏi đặt ra là rồi đây, ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Không thể ném 4.000 tỉ đồng mồ hôi từ tiền đóng thuế của nhân dân qua cửa sổ, phải không các bạn?
BLOG Dân trí