>> Chùm ảnh vụ phá đường dây nữ thợ may làm gái gọi tiền triệu
Trong khi mại dâm vẫn chưa được coi là nghề chính thức thì Luật xử phạt vi phạm hành chính (có hiệu lực từ 1/7/2013), trong đó có quy định mới đối với hoạt động mại dâm đang khiến nhà chức trách lúng túng. Cụ thể, Luật xử phạt vi phạm hành chính bỏ quy định áp dụng biện pháp quản lý, giáo dục tại địa phương và đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm, chỉ phạt 300.000 đồng lần đầu và 5 triệu đồng nếu tái phạm.
|
3 cô gái bán dâm bị Công an Quận Đống Đa, Hà Nội bắt quả tang tại một khách sạn trên phố Thái Hà, ngày 11.10. Ảnh: Thành Vinh. |
"Trước mắt chúng tôi đang soạn thảo công văn xin ý kiến Bộ LĐ-TB-XH và lãnh đạo thành phố về hoạt động quản lý đối tượng mại dâm khi Luật mới chính thức được áp dụng”, ông Nguyễn Vi Hùng, Chi cục trưởng Phòng chống tệ nạn xã hội Hà Nội cho biết.
Tại Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội số 2 Ba Vì, nơi đang quản giữ 260 cô gái mại dâm, ông Lê Tiến Thăng, Phó giám đốc Trung tâm nói: “Với tình trạng sức khỏe của các cháu, tôi thật sự lo ngại khi các cháu bị bắt rồi chỉ xử phạt hành chính mà không bắt buộc phải đưa về trung tâm giáo dục. Nếu quản lý không khéo sẽ gây nhiều hệ lụy phức tạp trong xã hội”.
"Có khoảng 30% học viên sau khi kết thúc thời hạn quản dưỡng lại quay về nghề cũ, tuy nhiên thành phần này thuộc đối tượng “không còn con đường nào khác" hoặc quá lâu năm trong nghề ”, ông Thắng cho biết thêm..
Được biết, tại Trung tâm này, số học viên nghiện ma túy lên tới 50%, số người nhiễm HIV lên tới 30%, chưa kể các bệnh xã hội khác.
Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) Lê Đức Hiền đánh giá: “Khi quy định có hiệu lực, rất dễ dẫn đến tình trạng gái mại dâm sẽ tăng lên. Bởi lẽ lâu nay nỗi ám ảnh bị giáo dục tại xã phường hay phải vào các trung tâm giáo dục xét về khía cạnh khác cũng là lý do khiến chị em làm nghề này dè dặt hơn. Một khi đã không còn bị quản thúc, nếu “lỡ” có bị bắt chắc chắn chị em sẵn sàng chịu nộp phạt để tiếp tục “hành nghề” để kiếm sống”, ông Hiền nói.
Theo ông Hiền, vấn đề cần làm trước mắt là phải thành lập được một mạng lưới dịch vụ hỗ trợ phụ nữ bán dâm. “Có thể sau khi được chữa trị các vấn đề về sức khỏe, chị em có thể lại tiếp tục hành nghề, song khi đó người ta cũng đã có kiến thức được tư vấn làm thế nào để giữ sức khỏe, quan hệ an toàn, không lây lan bệnh tật ra cộng đồng….” ông Hiền nói.
“Khi chúng ta vẫn chưa coi mại dâm là một nghề thì rất cần thiết phải có chế tài xử lý mạnh nghiêm hơn. Tuy nhiên, khi bắt rồi lại chỉ phạt hành chính như thế này thì hoạt động này lại càng phát triển mạnh. Có những tụ điểm mại dâm trước đây đã bị triệt phá thì nay có cơ hội lại tiếp tục quay trở lại hoạt động. Đây là vấn đề rất nhức nhối khiến chúng tôi đau đầu bởi một khi nó hoạt động sẽ còn đẻ ra bao nhiêu tệ nạn khác như hút chích, cướp giật, bảo kê, chăn dắt gái…”Đại tá Bùi Văn Đại, Trưởng Công an Q.Đống Đa, Hà Nội nói. |