Su-22 - 'Đôi cánh ma thuật' tuần tiễu Trường Sa
Cập nhật lúc :11:07 AM, 30/10/2012
Sau 1975, ngoài những chiến đấu cơ "chiến lợi phẩm", Việt Nam còn được Liên Xô viện trợ thêm nhiều máy bay mới, trong đó có "đôi cánh ma thuật" Su-22.

>> Dự báo ứng viên mới cho Không quân VN
>> Bốn chiến đấu cơ chủ lực của KQND Việt Nam
>> Tạp chí nước ngoài viết về lịch sử không quân VN

(ĐVO) Tiêm kích – bom cánh cụp cánh xòe Su-22 Liên Xô nghiên cứu thiết kế, đưa vào phục vụ từ những năm 1970. Việt Nam bắt đầu nhận được số lượng nhỏ Su-22M/UM trong năm 1979.

Vũ khí mới của Việt Nam năm 1979

Năm 1979 là thời điểm mà Việt Nam được Liên Xô viện trợ nhiều vũ khí hiện đại như: biến thể tiêm kích MiG-21bis, tiêm kích – bom Su-22, máy bay vận tải chiến thuật An-26, tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật 9K72 Elbrus (12 xe phóng đủ biên chế 1 lữ đoàn)...

Trong đó, có thể nói, Su-22 là một trong những chiến đấu cơ hiện đại nhất được trang bị trong không quân ta thời điểm cuối những năm 1970.

Đầu tháng 4/1979, Quân chủng Không quân cử các đoàn cán bộ sang Liên Xô học chuyển loại sử dụng máy bay tiêm kích MiG-21bis và tiêm kích – bom Su-22M.

Đoàn chuyển loại Su-22 đầu tiên do đồng chí Lê Hải phụ trách, đoàn thứ 2 do đồng chí Hán Văn Quảng làm trưởng đoàn. Thời gian chuyển loại bay Su-22 là 3 tháng.

Cuối năm 1979, căn cứ vào số lượng phi công bay chuyển loại và máy bay Su-22M được lắp ráp tại Đà Nằng. Ngày 25/12/1979, Quân chủng ra quyết định điều Trung đoàn 923 từ Sư đoàn 371 sang sư đoàn 372. Ban đầu, Trung đoàn 923 đóng ở sân bay Đà Nẵng, tới tháng 9/1981 thì trung đoàn mới được điều chuyển ra Thọ Xuân (Thanh Hóa).

Tính tới tháng 10/1981, hơn 40 máy bay Su-22M đã có mặt tại Thọ Xuân (Thanh Hóa) và bước vào giai đoạn huấn luyện mới nâng cao sức mạnh chiến đấu cho lực lượng không quân tiêm kích – bom.

>> Sư đoàn KQ 372 - 'Tường thành' miền Trung

Những chiếc Su-22 đã đóng góp một phần công không nhỏ trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc những năm xảy ra căng thẳng trên tuyến biên giới đất liền.

Cuối những năm 1980, Su-22 gần như là chiến đấu cơ chủ lực của Không quân bảo vệ quần đảo Trường Sa.

Đặc biệt, Su-22 là chiến đấu cơ đầu tiên của Không quân Nhân dân Việt Nam bay ra tuần tiễu Trường Sa.

“Đôi cánh ma thuật” Su-22

Su-22 có hình dáng thân dài, buồng lái lớn và đặc biệt ứng dụng công nghệ cánh cụp cánh xòe cho phép khả năng tăng tốc độ nhanh chóng. Tuy nhiên, cánh cụp cánh xòe của Su-22 mới chỉ ở dạng sơ khai, nửa cuối cánh có thể thay đổi.

Cửa hút gió Su-22 nằm ở ngay mũi máy bay giống với MiG-17, MiG-19, 21. Kiểu dáng Su-22 khá giống với MiG-21 nhỏ bé hơn rất dề làm người ta lầm tưởng nếu không nhận dạng qua cặp cánh.

Về hệ thống điện tử, những chiếc Su-22M viện trợ cho Việt Nam thuộc biến thể nội địa Su-17M3 nhưng trang bị điện tử ở mức thấp hơn, tương đương Su-17M2. Su-22M lắp động cơ tuốc bin phản lực R-29BS-300 cho phép đạt tốc độ tốc đa 1.885km/h ở độ cao 8.000m.

Sau này, Việt Nam được nhận thêm một số Su-22M3 cũng phát triển từ biến thể nội địa Su-17M3 nhưng trang bị hệ thống điện tử hoàn chỉnh của biến thể Su-17M3.

Tiêm kích - bom Su-22 của Không quân Nhân dân Việt Nam, trong ảnh các kỹ thuật viên đang di chuyển tên lửa chống radar Kh-28.

Biến thể cuối cùng dòng Su-22 mà Việt Nam nhận được là Su-22M4 (biến thể xuất khẩu Su-17M4) được nâng cấp đáng kể hệ thống điện tử: hệ thống dẫn đường RSDN, dẫn đường tín hiệu, dẫn đường quán tính, thiết bị đo xa laser mạnh hơn, la bàn vô tuyến, hệ thống radar cảnh báo SPO-15LE.

>> Su-22M4 Việt Nam dội bom xuống... bãi tập

Su-22M4 trang bị động cơ tuốc bin phản lực AL-21F3 cho pép đạt tốc độ tối đa 1.860km/h, tầm bay chiến đấu 1.150km (với 2 tấn vũ khí). Tuổi thọ khung thân Su-22M4 khoảng 2.000 giờ bay hoặc 20 năm.

Về hệ thống vũ khí trang bị cho Su-22M/M3/M4, các biến thể thiết kế với 2 pháo NR-30 cỡ 30mm (80 viên đạn mỗi súng), ngoài ra, hai mấu cứng dưới cánh Su-22 mang tên lửa đối không tầm nhiệt R-60 để tự phòng vệ.

>> Tiêm kích Việt Nam nhận thêm tên lửa mới

Vũ khí chính treo trên 10 giá (3 giá treo đặt ở phần cố định mỗi cánh và 4 giá dưới thân) mang được 4 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối đất Kh-23, Kh-25; tên lửa chống radar Kh-28, bom có điều khiển, bom không điều khiển, rocket...

Phượng Hồng
Ý kiến của bạn In bài này

Giá cả hợp lý nên mua

Với giá khoảng 15 triệu USD cho 1 chiếc Su-30 là quá hợp lý. Nếu bỏ ra thêm vài triệu để nâng cấp biến thể cho các nhiệm vụ và vũ khí thì vẫn là rẻ. Các đối tác ...
  Kovalenko xem tiếp >>
-----------------------------------------

Xin chia buồn cùng gia đình. Tôi có người thân là lính Biên phòng và thật sự xúc động khi đọc bài báo này.


  Nông Văn Dự xem tiếp >>
-----------------------------------------

Tôi muốn hỏi một chút: Tại sao bãi đáp trực thăng trên tàu này lại có hàng rào cao như thế, khi tàu hoạt động trên biển hàng rào đó sẽ gây nguy hiểm cho máy bay trong quá ...
  Lê Phương xem tiếp >>
-----------------------------------------
Đơn vị cũ thân yêu

Đơn vị cũ của bọn mình đấy. Niềm tự hào của BĐBP Việt Nam. Trước đây mình ở tàu 290101 với V18. Dạo này anh em có trang phục mới giống CSB


  Toán Doanh Hưng xem tiếp >>
-----------------------------------------

Bạn nghĩ đơn giản quá! Người mua nào cũng nghĩ là mua 1 cái rồi đem về nghiên cứu làm ra 1 nhà sản phẩm thì người bán còn lâu mới bán cho bạn. Mình mua vũ khí của ...
  pherataheo xem tiếp >>
-----------------------------------------
Chúc mừng Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam
Chúng ta hoan nghênh ngành đóng tàu Việt Nam! Nhất là công ty Hồng Hà và Xí nghiệp Ba Son. Họ rất xứng đáng được tuyên dương anh hùng lao động. Theo tôi lực lượng Hải Quân Việt Nam hiện ...
  KHAI xem tiếp >>
-----------------------------------------
Hoan hô Việt Nam
Mừng thì thấy mừng, nhưng mà không thấy tên lửa đâu, chỉ có Ak-176, Ak-630 thì làm sao mà đánh nhau với tàu hiện đại của đối thủ được.
  phú xem tiếp >>
-----------------------------------------
Mong CNQP của ta phát triển

Đó cũng là biểu hiện sự sáng tạo của Việt Nam, nhưng hi vọng một ngày nào đó CNQP của chúng ta phát triển để sản xuất được các vũ khí tối tân, chứ không chỉ là cải tiến.


  Ngô Văn Hoàng xem tiếp >>
-----------------------------------------

Đây là một dạng tình báo của Trung Quốc. Người Mỹ nhiều khi rất tinh vi nhưng nhiều khi cũng khờ khạo. Người Trung Quốc là thế, họ mang quốc tịch Mỹ nhưng trong máu họ vẫn là người Trung ...
  gia hoa xem tiếp >>
-----------------------------------------
Màu sơn của xuồng

Theo tôi nên đổi lại màu sơn cho xuồng này, là xuồng chạy ở dưới nước thì nên sơn màu trắng-xanh dương mới phù hợp chứ tại sao lại sơn màu trắng-xanh-đen là màu của bộ binh?


  Duy xem tiếp >>