Cập nhật lúc :11:57 AM, 31/10/2012
Từ cuối những năm 1980 tới nay, những chiếc Su-22M/M4 luôn giữ vai trò là chiến đấu cơ chủ lực bảo vệ Quần đảo Trường Sa.
(ĐVO) Cuối những năm 1980, tình hình chủ quyền biển đảo trở nên căng thẳng. Trước tình hình này, ngày 6/11/1987, Bộ Quốc phòng ra lệnh bảo vệ quần đảo Trường Sa, quy định nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ quần đảo cho Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Không quân, Phòng không và Binh chủng Thông tin Liên lạc. Trong đó, Hải quân và Không quân được coi là lực lượng nòng cốt làm nhiệm vụ bảo vệ chi viện cho đơn vị trên đảo.
Lần đầu ra Trường Sa
Để thực hiện nhiệm vụ mà Bộ Quốc phóng giao phó, ngày 7/11/1987, Tư lệnh Quân chủng Không quân ra lệnh cho Sư đoàn 372 cơ động một phi đội Su-22 (Trung đoàn 923) vào sân bay Phan Rang để huấn luyện làm quen với khu vực chiến đấu. Đồng thời, hiệp đồng với Vùng 4 Hải quân sẵn sàng chiến đấu, đánh địch trên biển.
Trường Sĩ quan Chỉ huy – Kỹ thuật Không quân được lệnh phối hợp với Sư đoàn 372 tổ chức chuyển sân, triển khai sở chỉ huy tiền phương, bảo đảm phương tiện chỉ huy, dẫn đường trong huấn luyện và chiến đấu.
Ngày 14/11/1987, phi đội Su-22 đã bay từ Thọ Xuân vào Phan Rang. Từ ngày 21/11, sư đoàn 372 tổ chức trực ban chiến đấu và huấn luyện bay biển cho phi công lái Su-22 tại sân bay Phan Rang.
|
Tiêm kích - bom Su-22 có khả năng vươn tới Trường Sa, hỏa lực máy bay tương đối mạnh với vũ khí điều khiển có thể đánh chìm tàu chiến lớn đối phương. | Ngoài đơn vị Su-22, một bộ phận máy bay vận tải chiến thuật An-26 cũng được cơ động vào Nam để trinh sát chụp ảnh, chở quân tiếp viện, thả dù hàng…
>> Máy bay vận tải lớn nhất Không quân Việt Nam luyện tập
Sau thời gian dài huấn luyện, đầu năm 1988, máy bay Su-22UM do Phi đội trưởng Vũ Xuân Cương điều khiển đã thực hiện thành công chuyến bay từ Phan Rang ra Trường Sa. Đây là lần đầu tiên, máy bay chiến đấu của Không quân Nhân dân Việt Nam bay ra tuần tiễu Trường Sa.
Sẵn sàng đánh chìm tàu địch
Ngày 24/4/1988, Quân chủng Không quân điều thêm 3 chiếc Su-22M từ Thọ Xuân vào Phan Rang. Cuối tháng 6/1988, Quân chủng Không quân điều tiếp 10 chiếc Su-22M vào Phan Rang.
Sư đoàn 372 tổ chức sở chỉ huy tiền phương tại Phan Rang, hiệp đồng với Vùng 4 Hải quân và Binh đoàn 17.
Ngày 10/6/1988, Tư lệnh Không quân phê duyệt lại kế hoạch triển khai nhiệm vụ bảo vệ và chi viện quần đảo Trường Sa.
Theo đó, kế hoạch đề ra là sử dụng các lực lượng hiện có gồm các loại máy bay tiêm kích (MiG-21bis), tiêm kích – bom (Su-22M), vận tải (An-26), trực thăng (Mi-8, Ka-25/28) thực hiện 4 nhiệm vụ: bay trinh sát, vận chuyển đường không, đánh các mục tiêu trên biển và trên đảo, tiêm kích bảo vệ đội hình chiến đấu Không quân – Hải quân, hiệp đồng chặt chẽ với Quân chủng Hải quân và Phòng không bảo vệ Trường Sa.
|
Tiêm kích - bom Su-22 phóng rocket tấn công mục tiêu trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật. Nguồn: báo Quân đội Nhân dân | Ngày 24 và 28/6/1988, các kíp trực dẫn đường Sư đoàn 372 và Trung đoàn 923 đã phối hợp chặt chẽ thực hiện dẫn thành công 2 đôi Su-22M lần lượt bay ra đảo Trường Sa và An Bang. Đây là chuyến bay đầu tiên của Su-22M do các phi công Trung đoàn 923 độc lập thực hiện.
Từ 24-29/10/1988, Tư lệnh Quân chủng sử dụng một phần lực lượng không quân phía Nam tham gia đợt diễn tập chi viện quần đảo Trường Sa (mang tên CV-88) trong tác chiến phòng thủ.
Địa điểm diễn tập là căn cứ Phan Rang, Cam Ranh và vùng biển hai tỉnh Phú Khánh – Thuận Hải. Lực lượng tham gia có: phi đội Su-22M (Trung đoàn 923), 2 trực thăng Mi-8 (Trung đoàn 917), 2 vận tải cơ An-26 (Trung đoàn 918)…
Trong cuộc diễn tập CV-88: phi đội Su-22M luyện tập phương án tấn công tiêu diệt và ngăn chặn đội hình tàu hải quân đối phương trên biển, chi viện yểm hộ cho tàu hải quân ta phản công chiếm lại đảo; tiêm kích MiG-21 hộ tống bảo vệ đội hình tàu hải quân và phi đội Su-22M; máy bay An-26 làm nhiệm vụ trinh sát, chụp ảnh, chuyển quân và Mi-8 tìm kiếm cứu nạn…
Su-22M ra Bắc, Su-22M4 ra biển
Bước sang năm 1989, lực lượng chiến đấu cơ bảo vệ Trường Sa tiếp tục được tăng cường thêm lực lượng.
Ngày 3/3/1989, Trung đoàn tiêm kích – bom 937 (Sư đoàn 372) tiếp nhận 4 chiếc Su-22M4 đầu tiên tại Đà Nẵng và tổ chức chuyển sân về Phan Rang. Su-22M4 là biến thể được sản xuất cuối cùng của dòng máy bay Su-22 với những cải tiến đáng kể trong hệ thống điện tử.
Từ ngày 17/4/1989, trung đoàn 937 tổ chức bay huấn luyện phi công. Cuối tháng 8/1989, 7 chiếc Su-22M4 được cơ động chuyển sân ra Thọ Xuân thực hiện bắn thử vũ khí mới.
|
Phi công điều khiển Su-22M4 Trung đoàn 937 sau chuyến bay nhiệm vụ. | Ngày 19/10/1989, tiêm kích – bom Su-22M4 do phi công Vũ Kim Điển và Nguyễn Văn Thận (Trung đoàn 937) hoàn thành xuất sắc chuyến bay nhiệm vụ đầu tiên ra Trường Sa. Cuối tháng 10/1989, Su-22M4 thực hiện thành công cuộc bắn đạn thật tại trường bắn Hòn Tý.
Sau khi hoàn thành đầy đủ công tác huấn luyện chiến đấu cho phi công, ngày 20/12/1989, Trung đoàn 937 được Tư lệnh Quân chủng giao nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ quần đảo Trường Sa và vùng kinh tế biển phía Nam thay cho Trung đoàn 923 trở lại Thọ Xuân – bảo vệ miền Bắc.
Từ 1989 tới nay, những chiếc Su-22M4 đảm nhiệm vai trò chính trong nhiệm vụ bay tuần tra, bảo vệ Trường Sa. Dù, hiện nay, các máy bay tiêm kích đa năng Su-27/30 hiện đại hơn của Không quân Nhân dân Việt Nam đủ khả năng thực hiện chuyến bay tuần tiễu Trường Sa. Nhưng trong tương lai gần, “đôi cánh ma thuật” Su-22M4 vẫn đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ thiêng liêng tổ quốc giao phó.
>> Không quân VN có bao nhiêu máy bay VNCH? >> Tạp chí nước ngoài viết về lịch sử không quân VN >> Việt Nam biến C-130 thành máy bay ném bom bảo vệ Trường Sa >> Việt Nam cải tiến rocket Mỹ trang bị trên trực thăng Nga >> Chiến hạm 'gốc Việt' trong Hải quân Philippines >> Giải mật máy bay ném bom của Việt Nam >> Hé lộ 'món quà' Việt Nam tặng Liên Xô sau 30/4/1975 >> Chuyện ít biết về tàu tên lửa đầu tiên của VN >> Chuyện UAV Mỹ rụng như sung trên bầu trời VN >> Biến máy bay trinh sát thành máy bay ném bom >> Giải mật máy bay ném bom của Việt Nam >> Dự báo ứng viên mới cho Không quân VNPhượng Hồng
|
|
|