(TNO) Năm 1998, Trần Kim Hùng vào TP HCM vừa học văn hóa vừa tới Trung tâm huấn luyện thể dục thể thao Công an TP.HCM để đá banh. Tại đây, Hùng quen biết một số công an công tác tại Công an TP.HCM.
>> Lật mặt kẻ giả công an đi lừa đảo
Từ đó, một số công an ở một số quận cứ tưởng Hùng là công an (thật).
Ngoài ra, nhiều lần về quê nhà ở Nam Định, Hùng cũng "nổ", khoe mình là cảnh sát hình sự (CSHS), đang công tác tại Phòng CSHS Công an TP.HCM.
Sau một thời gian xác minh, đã có thể khẳng định Hùng giả công an, nhưng để kiểm chứng thực hư xem Hùng cả gan đến đâu, PV Thanh Niên Online nhờ một đồng chí công an là Đội phó công an của một quận tại TP.HCM gọi điện thoại cho Hùng - có xưng danh rõ ràng - nhưng Hùng vẫn tự tin nổ: "Em làm ở Phòng Hình sự".
Sau khi Hùng bị bắt, nhiều người thân cùng quê với Hùng đều bất ngờ: "Tôi và gia đình vẫn tưởng nó là công an thật. Năm 2011, nó lấy vợ và về quê báo hỷ. Một số công an ở H.Hải Hậu tới dự. Lúc gặp gỡ, Hùng vẫn nói mình là CSHS thuộc PC45 Công an TP.HCM" - một người hàng xóm và cùng quê với Hùng kể.
Đặc biệt, khi Thanh Niên Online xác minh thông tin về việc Hùng có quen biết một số PV của một số tờ báo đóng trên địa bàn TP.HCM, các PV này cũng cho biết Hùng đang công tác ở đội 9 PC45. Chỉ đến khi Hùng bị bắt, một số PV mới biết người này là công an giả hiệu.
Hoài Nam
>> Lật mặt kẻ giả công an đi lừa đảo
>> Giám đốc lừa đảo lãnh án
>> Xử lý quyết liệt với dạng kinh doanh lừa đảo
>> Lừa đảo, tống tiền bạn quen trên mạng
>> Phá băng cướp giả danh cảnh sát hình sự
>> Giả danh cảnh sát hình sự để cướp
>> Tóm gọn băng cướp giả danh cảnh sát hình sự
>> Giả danh cảnh sát hình sự để cướp
>> Cướp giả danh cảnh sát hình sự
>> Cướp giả danh cảnh sát hình sự
>> Giả danh cảnh sát hình sự để cướp
>> Vào tù vì giả danh cảnh sát hình sự
>> Bắt kẻ giả danh cảnh sát hình sự để lừa đảo