Thứ Hai, 05/11/2012, 07:12 [GMT+7]
.
.

Trà Ngọc Hằng: Lương tăng 100 ngàn, chả thay đổi được gì!

(Sao Việt) - “Nếu như từ nay tới tháng 7 năm sau mới tăng lên 100 nghìn đồng như trên thì có lẽ việc thay đổi đời sống của một người công chức là chuyện... không thể xảy ra. Vì Hằng thấy giờ đi ra đường chạy taxi vòng vòng một xíu cũng hết 100 nghìn đồng, ăn suất ăn trưa bình dân cũng hết nửa số tiền ấy, mua cái áo cho con nít cũng gấp đôi số đó mới có áo đẹp một chút...” Trà Ngọc Hằng chia sẻ về bí quyết chi tiêu thời tăng lương, bão giá.

Trà Ngọc Hằng khoe đường cong gợi cảm trên bàn

PV: - Là cô gái trưởng thành, có chỗ đứng trong showbiz, về tài chính, Hằng có phụ thuộc vào gia đình hay ai đó không?

Trà Ngọc Hằng: - Đã từ rất lâu rồi mọi vấn đề liên quan đến tài chính là do Hằng tự đứng ra lo liệu cho mình, đôi khi khó khăn thì mẹ cũng giúp một tay. Ai cũng có lúc khó khăn mà, và khi đó thì người trong nhà là chỗ "nương dựa" tốt nhất.

PV: - Trong việc quản lý chi tiêu tài chính cá nhân, Trà Ngọc Hằng có phải là người “vung tay quá trán hay không”? Đã bao giờ Hằng “gặp nạn” vì sự cố “vung tay quá trán chưa”?

Trà Ngọc Hằng: - Thú thật rằng Hằng không phải cô gái biết căn ke trong chuyện chi tiêu, cho nên đôi khi vung tay quá trán là chuyện... dễ gặp.

Nhất là phụ nữ thì nghiện shopping nữa, nhiều khi đi shopping thích món đồ này, món đồ kia mà không mua được thì ấm ức, có khi mua hết sạch tiền trong túi, hết cả tiền đi taxi về nhà ấy chứ. Cho nên đôi khi để tránh việc mua sắm ấy là Hằng không đi mua sắm nữa...

Trà Ngọc Hằng không phải cô gái biết căn ke trong chuyện chi tiêu, cho nên đôi khi vung tay quá trán là chuyện... dễ gặp.
Trà Ngọc Hằng không phải cô gái biết căn ke trong chuyện chi tiêu, cho nên đôi khi vung tay quá trán là chuyện... dễ gặp.

PV: - Cách đây một năm, Hằng liên tục gây sự chú ý của dư luận bởi cách “xài sang”, nào là hàng hiệu, xe hơi tiền tỉ, điện thoại đắt giá… Tuy nhiên, năm nay, Hằng khác hẳn, giản dị và chân chất hơn rất nhiều. Vì sao Hằng lại có sự thay đổi như vậy?

Trà Ngọc Hằng: - Hằng thấy trong quan điểm của mình bỗng có những thay đổi, có lẽ do Hằng trưởng thành hơn.

Thời kỳ trước, Hằng cũng như nhiều cô gái trẻ khác, thích có được cái này, cái kia giống bè bạn... nhưng giờ thì Hằng lại mua sắm những thứ vừa tầm kinh tế của mình. Hằng thấy chạy theo đồ hiệu mãi cuối cùng cũng vậy mà thôi.

Tuy nhiên, riêng túi xách, mắt kính thì Hằng lại thích đồ hiệu vì phụ nữ mà, ai cũng thích túi xách đẹp...

PV: - Nhiều người cho rằng: Kinh tế khủng hoảng, làm ra đồng tiền đã khó, chi tiêu những đồng tiền ấy như thế nào càng khó hơn. Với Hằng, hàng tháng, Hằng có lên kế hoạch chi tiêu tài chính cho bản thân mình hay không?

Trà Ngọc Hằng: - Vì hiện nay Hằng sống một mình ở Sài Gòn cho nên nói chuyện lên kế hoạch chi tiêu với Hằng là ... khó lắm.

Tuy nhiên, Hằng cảm nhận rất rõ việc kinh tế khủng hoảng nó đang gây ảnh hưởng với cuộc sống của mọi người và cuộc sống của chính Hằng như thế nào? Điều này cũng khiến Hằng rụt rè hơn trong tiêu pha và giờ thì đã biết phải để dành ra những khoản tiền khác nhau như thế nào như tiền để lo phát triển sự nghiệp, tiền để chi tiêu....

PV: - Từ khi bước chân vào hoạt động nghệ thuật đến giờ, Hằng có tích cóp được nhiều “vốn riêng” hay không? Theo cá nhân Hằng, chi tiêu như thế nào thì được gọi là hợp lý?

Trà Ngọc Hằng: - Thật sự thì Hằng ít nghĩ chuyện tích cóp lắm và cũng không tích cóp được gì nhiều đâu. Chuyện chi tiêu hợp lý là tùy vào hoàn cảnh đời sống cá nhân của mỗi người, phù hợp với công việc, địa vị và nhu cầu cuộc sống của họ.

Nhưng, như Hằng nghĩ thì sự hợp lý ấy là biết tiêu một cách đúng đắn những đồng tiền mình làm ra và đừng để "vượt tầm" khả năng của mình.

Trà Ngọc Hằng sống một mình ở Sài Gòn cho nên nói chuyện lên kế hoạch chi tiêu với Hằng là ... khó lắm.
Trà Ngọc Hằng sống một mình ở Sài Gòn cho nên nói chuyện lên kế hoạch chi tiêu với Hằng là ... khó lắm.

PV: - Gần đây, dư luận liên tục bàn tán về việc Nhà nước nên tăng lương hay không tăng lương, bởi lương tăng 1 thì vật giá tăng 3. Bản thân Hằng, Hằng có ủng hộ việc tăng lương hay không?

Trà Ngọc Hằng: - Ai cũng muốn được tăng lương mà, Hằng ủng hộ việc tăng lương. Vì như Hằng quan sát trong cuộc sống thì thấy, kể cả khi lương không tăng thì giá cả cứ leo thang liên tục, mọi người đều vất vả để chạy theo giá cả, như thế thì nên tăng lương để đỡ đần mỗi người một chút..

PV: - Mới đây, Nhà nước khẳng định sẽ tăng lương tối thiểu cho cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ nghỉ hưu, người có công lên 1,15 triệu đồng (tăng 100 nghìn đồng/tháng), từ tháng 7/2013. Theo Hằng, với mức tăng lương như vậy thì người dân sẽ chi tiêu ra sao?

Trà Ngọc Hằng: - Vì Hằng không làm công chức, không chi tiêu theo lương nên điều này cũng khó nghĩ quá. Nhưng khi điều chỉnh lương thì Hằng tin rằng đã có sự tính toán kỹ lưỡng của Nhà nước.

Hằng ra nước ngoài, thấy người làm công chức họ có thể nuôi gia đình sống rất khỏe bằng đồng lương của họ, Hằng hy vọng đến một ngày nào đó, người công chức ở VN cũng có thể được như vậy. Mà như thế thì chắc phải có rất nhiều lần tăng lương nữa nhỉ!?

PV: - Lương công chức tăng “nhỏ giọt” như vậy, Hằng nghĩ liệu có thay đổi được đời sống sinh hoạt của công chức hay không?

Trà Ngọc Hằng: - Nếu như từ nay tới tháng 7 năm sau mới tăng lên 100 nghìn đồng như trên thì có lẽ việc thay đổi đời sống của một người công chức là chuyện... không thể xảy ra.

Vì Hằng thấy giờ đi ra đường chạy taxi vòng vòng một xíu cũng hết 100 nghìn đồng, ăn suất ăn trưa bình dân cũng hết nửa số tiền ấy, mua cái áo cho con nít cũng gấp đôi số đó mới có áo đẹp một chút... Nếu được ước thì Hằng ước là lương tăng... nhiều hơn nữa mà giá cả nếu có leo thang thì leo... nhỏ giọt, (cười).

Cám ơn Hằng về cuộc trò chuyện!

Dương Thùy Linh: Thấm nỗi nhục 'vung tay quá trán' ở Singapore

“Năm 2002, Linh bước chân vào nghề người mẫu khi còn đang là du học sinh ở Singapore. Thu nhập của người mẫu khá cao, đặc biệt là đối với một cô bé mới lớn như Linh.

Chưa bao giờ có nhiều tiền đến như vậy, thế nên Linh đã bị mắc một thói quen là tiêu tiền không suy nghĩ và vô tội vạ. Khi hết tiền mặt, Linh chơi liều, tiêu tiền… tương lai.

Tiền tương lai, tức là tiền trong thẻ tín dụng vì Linh biết sau mỗi công việc mà bản thân đã làm thì đúng 30 ngày sau sẽ có tiền trong tài khoản do công ty quản lý chuyển vào.

Cho đến một ngày, thẻ của Linh thì hết hạn mức, tiền mặt trong ngân hàng thì hết sạch, không liên lạc được với ai vì điện thoại chưa trả tiền.

Ở bên Sing bị một vấn đề là nghe điện thoại cũng phải trả tiền nên không ai liên lạc được với Linh. Lại ngặt nỗi, Linh lại không sống chung với ai và vì thế, bí bách quá, Linh đã phải lật tung nhà lên để tìm những đồng xu lẻ vơi vãi đủ tiền ra siêu thị mua 1 ổ bánh mì về ăn cầm hơi mấy ngày cho đỡ đói và đủ tiền để đi xe buýt đến nhà bạn hỏi vay. Rất tiếc, bạn Linh cũng không có tiền để cho vay.

Buổi tối hôm đó khi ngồi gặm bánh mì và uống nước lã, Linh đã rất thấm thía nỗi nhục của sự kém cỏi trong việc quản lý tài chính và đã tự hứa với lòng là sẽ không bao giờ lặp lại lỗi lầm đó nữa.

Luôn phải làm chủ tài chính của bản thân, không dựa dẫm vào ai. Mặc dù khi đó chính xác là bên công ty quản lý vẫn cầm tiền của Linh, nhưng vì hoàn cảnh và chưa đủ 30 ngày để nhận tiền, nên bản thân vẫn đói hoàn đói.

Tuy chưa rơi vào tình trạng kiệt quệ hoàn toàn, nhưng đó là bài học giúp Linh khôn ngoan và trưởng thành hơn nhiều trong cuộc sống.

(Theo Giaoduc.net.vn)

  • Phương Trịnh (thực hiện)

;
.
.
.