Gia đình tôi có những chiếc xe mua gần 20 năm nay, qua nhiều lần sang
tên, giờ đây không thể tìm được chủ thực sự. Xe bán giờ chỉ được khoảng
3-4 triệu, nếu ra đường bị phạt 3 lần thì tặng các chú cảnh sát luôn
quá.
|
Ảnh minh họa.
|
Tôi ủng hộ Nghị định phạt xe không chính chủ vì mục đích tích cực của nó. Tuy nhiên nếu không có biện pháp áp dụng phù hợp thì sẽ không khả thi.
Tôi đi xe máy, giờ lúc nào cũng phải cầm cuốn sổ hộ khẩu để chứng minh rằng chủ xe là bố, mẹ, anh chị em ruột của mình, hoặc cầm đến 3 hoặc 4 giấy khai sinh để chứng minh người chủ xe là chú của vợ mình?
Với những trường hợp, xe của bố, mẹ đã mất, chuyển cho các con sử dụng thì sao phải sang tên, đổi chủ? Vậy ra lúc nào ngồi lên xe cũng phải chuẩn bị giấy khai sinh? Thật là phiền toái.
>> Từ ông xe ôm đến chủ tịch phường đều "sốt sình sịch" vì phí giao thông
>> Dân mạng “dậy sóng” với việc phạt nặng xe không chính chủ
>> Hôm nay bắt đầu tăng mức phạt vi phạm GT
Mức xử phạt quá cao theo cách lạm thu đối với trường hợp không chính chủ sử dụng phương tiện. Sự hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế về mặt bằng chung. Vì vậy, việc phổ biến, tuyên truyền quy định pháp luật của người dân là hết sức cần thiết.
Số tiền xử phạt quá cao ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người dân. Việc dân ta mượn nhau phương tiện để đi lại là chuyện bình thường. Nhưng mỗi khi mượn phải mang theo hộ khẩu, chứng minh thư của người khác là một việc khó.
Nên chăng Nghị định cần giảm mức xử phạt đối với hành vi sử dụng phương tiện không đúng chủ sở hữu và cần lưu lại việc xử phạt đó trong hồ sơ của cảnh sát. Nếu phương tiện đó bị xử phạt lần tiếp theo sẽ cấp số nhân lên số tiền phạt.
Điều đó mới giúp người dân hiểu được sự cần thiết phải làm thủ tục sang tên đổi chủ.
Gia đình tôi có những chiếc xe mua gần 20 năm nay, qua nhiều người , giờ đây không thể tìm được chủ thực sự. Xe bán giờ chỉ được khoảng 3 đến 4 triệu đồng, nếu ra đường bị phạt 3 lần thì biếu các chú cảnh sát luôn quá.
Đấy là chưa nói đến việc dễ phát sinh tiêu cực với lực lượng cảnh sát giao thông. Điều này không phải không thể xảy ra vì số tiền phạt quá cao khiến người dân mong muốn thỏa hiệp dẫn đến đút lót, mãi lộ.
Tôi mong muốn các cơ quan ban hành luật cần xem xét một quy định từ nhiều góc độ để đảm bảo sự hài hòa và đưa được pháp luật vào cuộc sống.