(HN) - (TP.HCM)
RSS

'Giáo sư Thuận, hãy về đi anh!'

Dù sống ở Hàn Quốc có tốt đến mấy cũng là ở đất khách quê người, nếu như chờ đến khi Việt Nam phát triển các nhà khoa học mới về thì không bao giờ đất nước ta có nền khoa học ngang bằng với các nước, một độc giả góp ý trong diễn đàn bàn về chuyện 'ở hay về'.

Trong cuộc tranh luận về việc đi hay ở của giáo sư Hàn Quốc, một độc giả có tên Tôi viết bức thư tay gửi cho VnExpress bày tỏ quan điểm ủng hộ giáo sư Nguyễn Văn Thuận, trường Đại học Konkuk, quay về Việt Nam để cùng các nhà khoa học trong nước xây dựng quê hương. Dưới đây là nội dung bức thư:

Trước tiên tôi chúc anh và gia đình mạnh khỏe và hạnh phúc. Tôi chúc anh thực hiện ước mơ cao cả đó là “Phải về thôi”.

Đọc dòng tâm sự của anh, tôi rất xúc động, tôi đọc đi đọc lại nhiều lần “Phải về thôi” với tấm lòng hướng về quê hương đất mẹ. Dù đi đâu ở nơi nào đi chăng nữa người Việt đều hướng về nơi chôn nhau cắt rốn.

Tôi ủng hộ ý định muốn về quê hương của anh để cùng chung sức với các nhà khoa học trong nước nghiên cứu tìm ra những công nghệ mới, áp dụng vào phát triển kinh tế giúp đất nước từng bước giàu mạnh. Người xưa đã nói: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Qua các quan điểm tranh luận trên VnEpxress, tôi thấy có rất nhiều ý kiến xây dựng mong anh về cùng với giới khoa học nước nhà xây bệ phóng cho thế hệ trẻ tương lai, thế hệ con cháu chúng ta như độc giả Lê Q.Vinh, Đinh Hưng, Luyện Quốc Hải. Cũng có ý kiến khuyên anh cân nhắc về hay không về, rồi so sánh giữa điều kiện sống sinh hoạt làm việc của nước ta với Hàn Quốc.

Chiếm đa số là lời khuyên anh không nên về nước. Tôi nghĩ rằng, dù sống ở Hàn có tốt đến mấy cũng là sống ở đất khách quê người, nếu như cứ suy nghĩ như mọi người phải chờ đến khi Việt Nam phát triển thì không bao giờ đất nước ta có nền khoa học ngang bằng với các nước. Họ có thể là người chưa hiểu hết hoàn cảnh Việt Nam và Hàn Quốc.

Sau chiến tranh Hàn Quốc khó khăn lắm, đất đai sỏi đá, không có đất trồng lúa, nhưng họ cần cù biến sỏi đá thành ruộng lúa. Họ được đào tạo ở các nước và về xây dựng quê hương như anh nghĩ, cộng thêm là nguồn viện trợ đến từ các nước như Mỹ. Ở các nước khác như Nhật Bản, Singapore các nghiên cứu sinh sau khi hoàn thành khoa học quay về quê hương làm việc nên đất nước họ mới phát triển như ngày hôm nay.

Tôi còn thấy ý kiến của một số bạn khuyên không nên về hoặc ở đâu cũng là cống hiến chứ không nhất thiết ở Việt Nam, hoặc hãy chờ đất nước có đủ điều kiện hãy về cũng chưa muộn. Vậy có nghĩa là khi nào dân ta dọn cỗ đầy đủ lên bàn thì…, có nghĩa là ngồi mát ăn bát vàng mà họ không nghĩ làm gì cho đất nước này, hay họ chỉ ngồi vạch lá tìm sâu, nào là chê bai, ai oán các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học.

Nghiên cứu khoa học có đề án thành công phải làm đi làm lại nhiều lần. Nghiên cứu khoa học không phải như đi mua ổ bánh mỳ đâu. Dân ta thưởng phạt công bằng.

Sau khi chiến tranh kết thúc, đất nước ta làm rất nhiều việc khó khăn, thiếu thốn trăm bề, nào Mỹ cấm vận, nền kinh tế không có gì, không có bất cứ một nguồn việc trợ nào cả. Chúng ta xây dựng đất nước bằng đôi chân và trí tuệ.

Chỉ hơn 20 năm đổi mới các nhà khoa học dốc sức lực nghiên cứu và đóng góp không nhỏ cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, công nghiệp dầu khí. Ngành công nghiệp dầu khí từ chỗ nhờ vả các chuyên gia Liên Xô, ngày nay tự đảm đương tất cả các khâu, thậm chí còn vươn xa hơn khi đóng được dàn khoan nước 900 m nước, liên doanh liên kết với nước ngoài. Đó chẳng phải là thành quả của nghiên cứu khoa học ư?

Chúng ta phải tự hào vì sản sinh ra các nhà khoa học có tâm có tầm nhìn đối với quê cha đất mẹ. Trong kháng chiến chống ngoại xâm theo tiếng gọi của tổ quốc nhiều nhà khoa học vứt bỏ các điều kiện sống vinh hoa đầy đủ ở nước ngoài kể cả vật chất tinh thần, vứt bỏ các điều kiện làm việc đầy đủ và tốt nhất để dẫn vợ con về quê như Trần Đại Nghĩa, Trần Văn Giàu, Lương Đình Của, Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng...

Trong hòa bình, không biết bao nhiêu nhà khoa học cũng theo tiếng gọi quê cha đất mẹ vứt bỏ cuộc sống và điều kiện nghiên cứu tốt nhất ở nước ngoài về nước chung sức xây dựng quê hương giàu mạnh. Đó là Nguyễn Đình Tứ, Nguyễn Văn Hiệu, Hoàng Tụy về giảng dạy và nghiên cứu ở nước ta, Viện sĩ giáo sư Võ Tòng Xuân cùng các nhà nông học lai tạo các giống lúa cho Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhờ sự cần cù học hỏi của dân tộc ta cộng thêm nhiệt huyết nghiên cứu tìm tòi của các nhà khoa học đã đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước, đưa dân tộc thoát khỏi nghèo đói, Việt Nam còn xuất khẩu gạo năm 2012 trên 7,5 triệu tấn, đứng nhất thế giới, cafe, hạt tiêu, hạnh điều đều có mặt trên thị trường các nước. Việt Nam trở thành nước có thu nhập khá.

Đó chỉ là một vài lĩnh vực mà các nhà khoa học đóng góp cho nước nhà. Vì thế, dân tộc ta, đất nước ta cần nhiều nhà khoa học trở về để cùng xây dựng Việt Nam ngày càng to đẹp hơn, cùng nhau xây dựng bệ phóng cho tương lai, cho con cháu chúng ta.

Mong anh hãy làm theo tiếng gọi của quê hương. “Hãy về đi anh”.

Tôi

Thực sự tôi chưa bao giờ có những ý kiến comment trên các bài viết ở tất cả các diễn đàn. Nhưng hôm nay, đọc những lời tâm huyết của "Tôi" tôi thấy mình cũng cần góp lời vào tiếng nói chung. Nếu như ai cũng nghĩ sẽ chờ ...    

Về nước có được trọng dụng không nhỉ?

Hãy nhìn vào điều kiện làm việc, thành tựu lao động và cuộc sống của các nhà khoa học rồi hãy quyết định anh ạ.

 
 
 
 
 
 
Diễn đàn: Ở hay về?
Các nhà khoa học và độc giả bàn cãi việc ở lại nước ngoài "xây nhà hàng xóm" hay về Việt Nam. Mời theo dõi và tranh luận tại đây.

Ý kiến của bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn.
Toàn cảnh trái đất vào ban đêm
Bạn cần cài Flash Player để xem được Clip này.
Tư vấn
Chuyên mục để độc giả đặt câu hỏi, tham gia giải đáp, tranh luận và theo dõi các vấn đề khoa học.

Mời các bạn tham gia tư vấn tại đây