“Nghe tặc” - Nỗi khiếp sợ của những người tử tế!
 Thứ Tư, 19/12/2012 --- cập nhật 07:22 PM, GMT+7

 Vào một ngày đẹp trời, bỗng nhiên mọi cuộc điện thoại, những mẩu tin nhắn và vô vàn những thông tin cá nhân trong điện thoại di động của bạn bị phơi bày. Nguy hiểm hơn, ngay cả mật khẩu tài khoản trong ngân hàng cũng bị kẻ khác lấy mất… Đó là thiết bị nghe lén - một kiểu công nghệ đen tối - một kiểu “nghe tặc” đang âm thầm tồn tại trong đời sống số hóa hiện nay. Nó trở thành nỗi khiếp sợ của những người tử tế và là “trợ thủ” đắc lực cho những kẻ xấu xa… 

Nạn nghe lén đang bùng phát

Chỉ cần vào google gõ chữ: “thiết bị nghe lén… ” ngay lập tức sẽ hiện ra hàng loạt những trang web quảng cáo thứ công nghệ thuộc kiểu “nghe tặc” này. Chắng hạn như: “GPS Tracker TK102 được thiết kế rất nhỏ gọn, kích thước bỏ túi, có thể gắn vào bên trong trang phục, gài vào các đối tượng cần định vị, theo dõi, giám sát cá nhân… TK102 có thể hoạt động nhờ lấy nguồn trực tiếp từ ắc quy của phương tiện hoặc với pin dự phòng có sẵn của thiết bị trong khoảng thời gian khoảng 8-12 giờ…”, hoặc: “…X009X giúp bạn có thể theo dõi nghe lén từ xa 1 cách dễ dàng, tất cả được kích hoạt từ xa bằng điện thoại của bạn. Bạn có thể nghe âm thanh trực tiếp tại hiện trường, có thể kích hoạt camera quay lại hình ảnh và âm thanh. Pin Lithium công suất lớn có thời gian sử dụng dài hỗ trợ thẻ nhớ TF ngoài lên tới 16GB rất thuận tiện và tăng cường khả năng lưu trữ cho thiết bị một cách hiệu quả…”. Ngoài những quảng cáo mùi mẫn, kèm theo là giá tiền hết sức vừa phải, chỉ khoảng trên dưới 2 triệu đồng.

Về cơ bản, thứ thiết bị này như một trạm thu phát loại nhỏ, nó có thể thu hết những bước sóng điện thoại, rồi chuyển về một trang web để “giải mã” đọc tin nhắn, hoặc nghe lại toàn bộ nội dung các cuộc đàm thoại. Chính điều đó đã khiến không ít người trở thành nạn nhân của thiết bị này. Anh Đàm Xuân Thủy (TP.HCM) - một chuyên gia môi giới bất động sản đã thốt lên: “Tôi mất toi nhiều hợp đồng mua bán nhà đất vì lộ thông tin. Ban đầu tôi không hiểu tại sao các đối thủ lại biết được. Mãi sau này, vô tình tôi mới biết tất cả những tin nhắn, cuộc gọi của tôi đều bị đối thủ ghi lại… Thật kinh khủng!”. Anh Thủy đã định kiện họ ra tòa nhưng khi tìm đến luật sư tư vấn, họ đều lắc đầu rằng, rất khó để tìm ra chứng cứ khởi kiện, bởi những chứng cứ anh đưa ra: Ghi âm cuộc gọi, bản sao tin nhắn bị đối thủ ghi lại đều không có tính thuyết phục, nó chỉ là dạng chứng cứ ở dạng ảo.

 Còn chị Nguyễn Thị Minh(Thanh Xuân, Hà Nội) cũng là một nạn nhân của nạn “nghe tặc”. Chị không bị thiệt hại về kinh tế, nhưng đời sống vợ chồng đang trong nguy cơ đổ vỡ. Vốn khá xinh xắn, lại làm việc trong một công ty truyền thông, chị hay đi công tác, gặp gỡ nhiều đối tác vì thế chị có nhiều mối quan hệ. Tất nhiên, chị Minh là người nghiêm túc, luôn xã giao đúng mực, nhưng đôi lúc phải linh hoạt trong ngôn ngữ để thuyết phục khách hàng. Không hiểu ông xã chị ở nhà nóng ruột thế nào đã bí mật gắn thiết bị nghe lén vào điện thoại của vợ hàng ngày theo dõi. Cho đến một đêm, anh chồng gọi chị Minh dậy, đưa ra một loạt những tin nhắn có nội dung đong đưa, trêu ghẹo, những từ ngữ tế nhị trong điện thoại của chị. Chị Minh tá hỏa giải thích rằng, đó chỉ là đùa cợt với khách hàng mà thôi. Anh chồng tiếp tục nổi giận, mở luôn hai file ghi âm các cuộc điện thoại của chị, trong đó có đoạn: “…Anh cứ chờ em… bao giờ vào trong đó… gặp nhau sẽ thoải mái…ông xã em hơi ghen…”. Thế là chiến tranh lạnh xảy ra, thậm chí là anh chồng còn đòi viết đơn ly dị.

Bây giờ chị Minh như sống trên đống lửa, cả công việc và gia đình đều quan trọng. Vì vậy, chị luôn lo sợ vì bị nghe lén điện thoại. Chị phải dùng tới 4 điện thoại, liên tục thay đổi để giao dịch với khách hàng.


Một nạn nhân nữa của những kẻ “nghe tặc” là bác Đỗ Văn Tùng (Đống Đa , Hà Nội), chỉ hơn một tháng mà toàn bộ số tiền gần 100 triệu đồng trong tài khoản ngân hàng bị kẻ gian nào đó rút gần hết. Bác Tùng đã làm việc với ngân hàng nhiều lần, nhưng không thể biết kẻ nào đã thuổng mật khẩu, rút tiền một cách êm xuôi. Cuối cùng, bác Tùng mới phát hiện kẻ gian chính là cậu quý tử nhà của mình. Hóa ra thằng nhóc đã mua thiết bị nghe lén, cài vào máy điện thoại của bố, đánh cắp mật khẩu tài khoản rồi ung dung rút tiền tiêu vặt. “Bọn trẻ bây giờ giỏi công nghệ, nó lấy tiền mà mình không biết, suýt nữa đâm đơn kiện ngân hàng…” - bác Tùng cay đắng nói.

Thiết bị nghe lén được bày bán công khai

Để tìm hiểu kỹ hơn về bọn “nghe tặc” này, chúng tôi đã gọi số điện thoại: 0903476… đây là một trong những số điện thoại trên trang web rao bán thiết bị nghe trộm. Ngay lập tức đầu dây bên kia hào hứng quảng cáo thiết bị của mình. Họ hẹn đến một quán và phê trên đường Lý Thái Tổ, nhưng khi chúng tôi đến, họ lại chuyển địa điểm đến phố Trần Nhân Tông, rồi tiếp tục chuyển địa điểm… nói chung là phải loanh quanh vài tiếng đồng hồ chúng tôi mới gặp được đối tượng bán hàng. Đó là một cậu nhóc khoảng 20 tuổi, mặt mũi non choẹt, khẩu ngữ giảo hoạt đúng kiểu bán hàng. Cậu ta lôi từ trong túi ra vài thiết bị nghe lén, cái to, cái nhỏ, rồi giảng giải về cách thức sử dụng và tính năng của chúng…

“Bán thiết bị này có phạm pháp không?”, chúng tôi hỏi. Cậu nhóc ngớ người ra một chút rồi cau mày nói: “Chẳng phạm pháp gì cả, thiết bị này được sản xuất ra để quản lí các số điện thoại nếu cần. Ví dụ như các chú muốn quản lý điện thoại của của con cái chẳng hạn…”. Cậu nhóc lý luận hết sức thuyết phục và không quên nhắc đi nhắc lại: “Ở nước ngoài người ta bán đầy, chẳng phạm pháp gì cả!”.

Theo luật sư Trương Anh Tú: Về mặt công nghệ, những thiết bị này hoàn toàn phạm pháp. Luật pháp nghiêm cấm các hành vi nghe lén, xâm phạm quyền riêng tư con người, vì thế khi sử dụng những thiết bị này vào mục đích moi móc thông tin hoàn toàn bị truy cứu trước pháp luật. Vì vậy cần một cơ chế tài nghiêm khắc để quản lý những thiết bị như vậy.

Làm thế nào để không bị nghe lén?

Người sử dụng điện thoại không cần quá lo lắng về việc bị nghe trộm điện thoại. Vì thực chất, để thực hiện việc nghe trộm cũng không hề đơn giản như một số thông tin đã đưa.
Hiện nay có 2 phương thức để thực hiện hành vi nghe trộm điện thoại.

Cách thứ nhất, kẻ xấu buộc phải có chiếc điện thoại của nạn nhân trong khoảng thời gian tối thiểu 15 phút để cài đặt phần mềm theo dõi như Copyphone, PockerSpyphone, Spyphone lên điện thoại hoặc đặt một thiết bị theo dõi mỏng và bé bằng chiếc sim di động vào phía trong của máy. Vì vậy người dùng chỉ cần tránh không cho người thân thiết mượn máy di động. Nếu bắt buộc phải cho mượn, khi lấy về cần kiểm tra các phần mềm trên máy để phát hiện tên những phần mềm lạ xuất hiện và thực hiện thao tác gỡ bỏ. Cẩn thận hơn, người dùng có thể tháo máy để xem phía trong máy, sau khi điện thoại thay ở góc cạnh xuất hiện những chi tiết lạ.

Cách thứ 2, hung thủ phải đặt một thiết bị thu phát ở nơi muốn nghe lén. Cách này tương đối phức tạp và phải là người chuyên nghiệp mới thực hiện được. Các giám đốc doanh nghiệp cần cảnh giác với những gián điệp kinh tế, cho nhân viên kĩ thuật thường xuyên rà soát lại nơi làm việc để phát hiện ra những thiết bị nghe lén. Ngoài ra tăng cường tính bảo mật như thường xuyên khóa cửa phòng, không cho người lạ vào phòng và định kỳ kiểm tra lại các ngóc ngách trong phòng làm việc để phát hiện ra nguy cơ bị nghe lén.

Theo Tuổi Trẻ & Đời Sống








Các tin khác >>
 
  THỂ THAO QUỐC TẾ
Real Madrid coi chừng Ronaldo ký hợp đồng với... PSG!
 
 

 
  VIETNAM IDOLS ĐẠI CHIẾN THE VOICE
Điểm dừng nào cho "trận chiến" The Voice - Vietnam Idol?
 
 

 
  MISS UNIVERSE 2012
Vì sao quốc phục Việt Nam lọt top 10 Hoa hậu Hoàn vũ?
 
 

 
  THỂ THAO TRONG NƯỚC
Bóng đá nội xuống giá, VPF giảm uy tín trong mắt người hâm mộ
 
 

TOP TIN
Trong ngày Trong tuần

1

Samsung xác nhận lỗ hổng trên điện thoại Galaxy (20/12)

2

Chọn iPhone 5 chính hãng hay xách tay? (20/12)

3

Lộ Galaxy Tab, Galaxy Note màu đỏ cho Valentine (20/12)

4

Đổ xô nâng cấp lên iOS 6.0 vì Google Maps (20/12)

5

Laptop chơi game giá gần 70 triệu đồng của MSI (20/12)

6

Cộng đồng phản ứng về giá iPhone chính hãng (20/12)

7

Sẽ có điện thoại IPHONE chạy Android (20/12)

8

Trải nghiệm thế giới phim ảnh với FPT Tablet HD (20/12)

9

Những bất ngờ thú vị của làng di động năm qua (20/12)

1

Những tính năng "đỉnh" sẽ xuất hiện trên máy ảnh số 2013 (13/12)

2

3 máy tính bảng được người Việt ưa dùng nhất (13/12)

3

iPad mini chính hãng giá từ 8,3 triệu đồng (13/12)

4

"Đập hộp" điện thoại Nhật mở máy bằng giọng nói tại Hà Nội (13/12)

5

Dell tuyên bố ngừng sản xuất smartphone (13/12)

6

Cẩn thận với các mánh hack wifi lan truyền trên mạng (13/12)

7

Apple thử nghiệm thiết kế tivi mới (13/12)

8

Smartphone “khủng” màn hình Full HD của Trung Quốc (13/12)

9

Samsung lại “xỏ xiên” Apple vì lỗi bản đồ ngớ ngẩn (13/12)

10

50% smartphone sẽ có giá dưới 3 triệu đồng (13/12)