(HN) - (TP.HCM)
Kết quả trận đấu:
Chelsea 8 - 0 Aston Villa (23/12/12 - 16:00 PM GMT), Swansea City 1 - 1 Manchester United (23/12/12 - 13:30 PM GMT)

'Cò' Đại: 'Cầu thủ thông minh sẽ tồn tại'

Ông Đại cho rằng chỉ cầu thủ biết hợp tác chia sẻ khó khăn với đội bóng mới có đất dụng võ, nếu không sẽ thất nghiệp kể cả sao như Công Vinh.
co-dai-jpg-1356320305-1356320385_500x0.j
Giám đốc điều hành CLB Xi măng Xuân Thành Sài Gòn Trần Tiến Đại muốn trở về nghề môi giới. Ảnh: An Nhơn

- Nguyên nhân gì khiến ông phải rao bán hàng loạt ngôi sao?

- Trong lúc khó khăn lúc này, tiền để đội bóng tồn tại là rất quan trọng. Mùa giải 2013, Xi măng Xuân Thành Sài Gòn phải dự 3 mặt trận. Ở sân chơi AFC Cup, dù được hỗ trợ 20.000 USD mỗi trận thi đấu sân khách từ Liên đoàn bóng đá châu Á nhưng vẫn không đủ cho một đội bóng. Nhìn các đội bóng Việt Nam dự giải đấu này trước đây là sẽ thấy họ khó khăn thế nào về tài chính. Một minh chứng là Navibank Sài Gòn năm ngoái, dù có thể vào vòng hai nhưng tài chính đã không cho phép họ thực hiện điều đó. Đà Nẵng và Xi măng Xuân Thành Sài Gòn dự giải đấu này không chỉ là sự hãnh diện của CLB mà cả bộ mặt của nền bóng đá Việt Nam nên VFF cần phải có hỗ trợ cần thiết.

Mặt khác, mùa giải tới, tôi đôn 7 cầu thủ trẻ lên đội một. Họ đã được kiểm chứng ở các giải giao hữu gần đây, đủ khả năng chơi V-League. Tôi rao bán nhưng liệu Tấn Trường, Minh Đức… có dám đi. Họ cần phải chấp nhận giảm lương để ở lại CLB. Bởi tình hình hiện nay, cầu thủ nào dứt áo ra đi không phải khôn ngoan, vì ở đâu cũng vậy. Tôi cho rằng, những cầu thủ thông minh, biết hợp tác, chia sẻ khó khăn của CLB sẽ tồn tại, nếu không sẽ thất nghiệp kể cả ngôi sao như Công Vinh.

- Có ý kiến cho rằng Xi măng Xuân Thành Sài Gòn sẽ tiếp tục đổi tên, thậm chí biến mất trên bảng đồ bóng đá Việt Nam thời gian tới, ông nghĩ sao về điều này?

- Khi còn làm việc ở Ninh Bình, anh Thụy đã mời tôi về làm. Tôi chỉ đồng ý khi anh Thụy cho thấy quyết tâm vực dậy bóng đá TP HCM. Là người TP HCM, sau nhiều năm bôn ba làm môi giới, tôi cũng muốn đóng góp gì đó cho bóng đá địa phương. Ai làm cũng vì tiền. Tôi không ngoại lệ. Nhưng tôi có tình yêu bóng đá. Tôi đã đề xuất anh Thụy lấy tên Sài Gòn FC để gần gũi với khán giả TP HCM. Thực tế, khán giả đã đến sân nhiều hơn.

Tuy nhiên, anh Thụy là chủ đội bóng nên có quyền quyết định, dù tôi đã giải thích và định hướng nhiều cho anh ấy. Trong quá trình làm việc, tôi và anh ấy cũng có nhiều bất đồng. Tuy nhiên, tôi cám ơn Tập đoàn Xuân Thành, cám ơn bầu Thụy, vì anh ấy là người địa phương khác mà đầu tư bóng đá cho TP HCM, tất nhiên là muốn đánh bóng doanh nghiệp mình. Nhưng ông chủ chi tiền cho đội bóng, họ có quyền quyết định tất cả. Trong bóng đá ông bầu có thể bỏ, Giám đốc điều hành như tôi có thể chuyển nơi này sang nơi khác….nhưng không ai trung thành ngoài các CĐV.

Tôi nói thẳng với anh Thụy, nếu cho tôi 10 tỷ đồng và quyền quyết định thì đội bóng vẫn có thể tồn tại. Nhưng anh Thụy đã bỏ đội bóng. Tôi cũng muốn nghĩ để trở lại nghề môi giới của mình. Tuy nhiên nếu bỏ, tôi không chỉ có lỗi với các cầu thủ mà còn bóng đá thành phố. Tôi mong sau khi chuyển giao cho Công ty Xuân Thủy, đội bóng sẽ có định hướng chiến lượt xa hơn. Lãnh đạo địa phương quan tâm giúp đỡ để CLB vững bền.

- Là siêu cò trong thị trường chuyển nhượng bóng đá Việt Nam, nhiều người cho rằng việc đẩy giá của ông là tác nhân khiến các CLB khó khăn như hiện nay, ông nghĩ sao?

- Tôi chẳng ngại người ta gọi mình là cò. Nếu không có môi giới như tôi làm sao có tiền đạo Samson, Merlo… Trung vệ Việt Nam nếu không có cơ hội cọ xát với những tiền đạo ngoại giỏi, cao to… liệu họ có tiến bộ như hiện nay. Còn nếu tôi là người nâng giá, đẩy giá thì các ông bầu có quyền không mua. Trong thương trường, phải là thuận mua vừa bán. Lỗi này thuộc về các ông bầu. Họ là người quyết định cuộc mua chứ không phải cò như tôi.

Mọi người cần phải nhìn nhận rằng, khi kinh tế thịnh vượng, các cầu thủ có quyền được hưởng lợi. Họ có quyền đòi hỏi cuộc sống cao hơn. Lúc này, khi kinh tế sụp đổ, cầu thủ có thể hụt hẫng, nhưng trong thời gian tới họ phải chấp nhận. Mặt bằng chung của xã hội hiện nay lương cầu thủ vẫn cao. Thậm chí tôi còn phản đối việc quy định giá sàn tiền lương của VPF. Nếu một cầu thủ một năm không thi đấu một trận nào mà vẫn nhận lương đều hàng tháng, vậy có sự công bằng không. Đây là quy định chưa hợp lý.

Tôi không phải hãnh diện về mình là người đem đến kinh tế cho nhiều cầu thủ ngoại. Nhưng tôi nhớ Samson, Merlo, Gustavo… đến Việt Nam sống vất vưởng như thế nào. Thậm chí khi đến thử việc nhiều CLB, họ còn không được nhận. Nhưng tôi đã nhìn thấy tài năng của họ và nuôi dưỡng… để họ có ngày hôm nay. Họ biết ơn tôi. 

Thú thật, nếu tôi đi theo nghề môi giới mà không dính dáng gì với CLB thì đã khỏe. Từ khi làm cho CLB Ninh Bình rồi Sài Gòn Xuân Thành, kinh tế của tôi không còn như xưa. Nhiều lúc phải bỏ tiền túi để gánh vác cho đội bóng.

Ông đánh giá thế nào về mùa giải V-League 2013?

- Kinh tế suy giảm khiến bóng đá lâm vào khó khăn, đặc biệt ở mùa giải 2013. Những người làm bóng đá Việt Nam lúc này cần phải cố giữ thăng bằng, chứ đừng vội cố gắng vực dậy giải đấu như cách đây vài năm. Nếu không giữ được thăng bằng, có thể bóng đá Việt Nam tiếp tục đà đi xuống. Đây là lúc các nhà chuyên môn vạch ra chiến lược lâu giải để bóng đá Việt Nam trở lại từ CLB đến đội tuyển quốc gia. Bóng đá Việt Nam cần xây dựng theo hình tháp, phải có nền móng vững vàng để đi lên từ từ. Có 4 yếu tố quan trọng trong giúp đội bóng bền vững và phát triển đó là truyền thông, quảng cáo, chi phí khác và chuyển nhượng.

Về thực lực, Bình Dương là đội bóng có tiềm lực và mạnh nhất ở mùa giải 2013. Họ có sức mạnh tài chính ổn định và con người hiện nay thì họ là ứng cử viên nặng ký cho chức vô địch. Hà Nội T&T cũng có sự ổn định về tài chính. Họ cũng có thực lực và con người không bị xáo trộn nhiều cho mùa giải 2013. Các đội bóng khác, trong đó có Xi măng Xuân Thành Sài Gòn là ngang nhau. Tôi nhận định rằng, mùa giải sẽ hấp dẫn nếu cách điều hành tốt, trọng tài công tâm hơn. Bởi trong hoàn cảnh “diễn viên đông hơn sàn diễn”, các cầu thủ sẽ phải thi đấu bằng khát vọng mới có chỗ đứng.

- Ông nhìn nhận gì về thất bại của tuyển Việt Nam ở AFF Cup vừa qua?

- Nếu đội tuyển thành công ở AFF Cup thì có thể cứu vãn cho khủng hoảng ở bóng đá Việt Nam. Nhà tài trợ có thể không ngoảnh mặt với các CLB. Tuy nhiên, thất bại cho thấy cách làm bóng đá thiếu hiệu quả của Liên đoàn từ việc chọn HLV đến quá trình chuẩn bị. Từ trước giờ, VFF chỉ để đến khi sai rồi mới sửa chứ chưa có chiến lượt lâu dài, kiên nhẫn với HLV.

Mặt khác, đã đến lúc Liên đoàn nên mua bảo hiểm cho cầu thủ lên tuyển. Bởi nếu thi đấu ở quốc gia bị thương, họ sẽ lo lắng khi trở về CLB. Chẳng hạn như Công Vinh, Thành Lương ở AFF Cup vừa qua sẽ chuyên tâm thi đấu tuyển quốc gia, nếu họ có bảo hiểm thì sẽ chẳng phải lo lắng thất nghiệp khi CLB giải tán. Cầu thủ cần phải có người đại diện để lo các công việc khác và họ chỉ có nhiệm vụ xỏ giày ra sân thi đấu. 

- Theo ông ai là HLV nội đủ tầm để dẫn dắt tuyển Việt Nam thành công?

- Tôi ủng hộ HLV Lê Huỳnh Đức bởi anh ấy là người có tầm ảnh hưởng lớn và đã thành công ở CLB. Thất bại của HLV Phan Thanh Hùng có thể khiến Huỳnh Đức từ chối. Tuy nhiên, Liên đoàn phải có cách mời và biết cách bảo vệ khi HLV thất bại. Nếu điều kiện đảm bảo, tôi tin anh Đức sẽ suy nghĩ.

An Nhơn

0/1000
 
 
 

Bóng đá quốc tế

Điệu nhảy cuối của Mourinho tại Old Trafford

Điệu nhảy cuối của Mourinho tại Old Trafford

Việc phải sớm đối mặt với một đội bóng mạnh như MU tại Champions League có thể là cái kết cho sự nghiệp của Mourinho ở Real Madrid.

 

Hậu trường

Sao Dortmund đưa 'nửa kia' dự tiệc Noel

Cuối tuần qua, đội đương kim vô địch Bundesliga tổ chức tiệc mừng Noel và năm mới cho các cầu thủ.

 
Chân dung