(HN) - (TP.HCM)

Câu chuyện buồn trong nhà máy đồ chơi Trung Quốc (tiếp)

Tại nhiều nhà máy đồ chơi, công nhân không được trang bị các dụng cụ bảo hộ an toàn dù nhiều người trong số đó làm việc liên quan đến hóa chất như phun sơn.
Các công nhân bị thương cũng không được hưởng chế độ chăm sóc xứng đáng.
Công ty cũng thường "bỏ quên" việc chi trả lương và trợ cấp cho nữ công nhân khi họ đang trong kỳ nghỉ thai sản.
Đến 30 tuổi, các nữ công nhân được xem là quá già để làm việc và thường bị sa thải.
Hầu hết các nữ công nhân không đủ khả năng để sở hữu những món đồ chơi họ làm ra.
Trong khi đó, những lao động nữ di cư này là một phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế Trung Quốc.
Một lực lượng lớn lao động nông thôn đã đổ ra các thành phố để tìm việc làm
Là lao động di cư, các công nhân không được hưởng phúc lợi đầy đủ như người địa phương.
Hiện có khoảng 150 triệu lao động di cư tại Trung Quốc.
Các lao động nữ di cư phải làm việc trong điều kiện kham khổ, phải làm thêm giờ.
Sau khi hoàn tất câu chuyện hình ảnh trên, nhiếp ảnh gia Michael Wolf đã cho mở triển lãm tại Mỹ. Trong một căn phòng tại triển lãm, ông cũng đã trưng bày một căn phòng dát đầy 16.000 sản phẩm đồ chơi dán mác "made in China", sản phẩm của những nữ lao động nữ trên.

Anh Đức (theo Business Insider)

thế nên hàng china mới rẻ như vậy... vi phạm pháp luật về LĐ sẽ phải chịu trách nhiệm trc pháp luật

thế này khác gì tù