(HN) - (TP.HCM)

'Không lãnh đạo Hà Nội nào bị đánh giá yếu kém'

Chiều 8/1, Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với 20 lãnh đạo chủ chốt của thành phố. Kết quả, "không ai bị đánh giá quá yếu kém".
> 'Cán bộ đạt tín nhiệm thấp sau một năm phải thay thế'/ Bí thư Hà Nội: 'Tôi sẵn sàng chịu đánh giá tín nhiệm'

Chiều 8/1, tại hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Đảng bộ, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức thí điểm lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý. Số cán bộ lãnh đạo chủ chốt này gồm 20 người trong số 75 ủy viên Ban chấp hành. Đây là những người đứng đầu cơ quan, đơn vị của thành phố và một số sở, ngành. Việc lấy phiếu, kiểm phiếu và công bố trong nội bộ Ban chấp hành Đảng bộ đã diễn ra trong cùng buổi chiều.

Phát biểu vào cuối hội nghị, Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị cho hay, kết quả kiểm phiếu theo quy định của Đảng chỉ công bố trong nội bộ Ban chấp hành. Qua việc công bố kết quả, mỗi cán bộ lãnh đạo đều có thể tự mình đưa ra được nhận xét đánh giá bởi chức danh nào nào cũng nhận được cả 3 mức đánh giá (tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp).

Dù mới lần đầu tổ chức lấy phiếu, Bí thư Hà Nội cho rằng, kết quả "đại thể đánh giá được thực tế". Ảnh: Nguyễn Hưng.

"Không có đồng chí nào được 100% xuất sắc, nhưng cũng không có đồng chí nào cả năm nỗ lực làm việc trách nhiệm mà bị đánh giá là quá yếu kém. Đại thể kết quả vừa rồi cũng đánh giá được thực tế", ông Nghị nhận xét.

Là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai, Bí thư thành ủy Hà Nội cho rằng, "đây là việc khó và mới" theo tinh thần Nghị quyết trung ương 4 khóa 11. Việc lấy phiếu tín nhiệm là "thử thách" mà mỗi cán bộ đều phải vượt qua dù trước khi đánh giá có tâm trạng phân vân, "lo lắng không biết mình được đánh giá như thế nào".

"Qua đánh giá cho thấy phần động viên khích lệ là nhiều. Đồng chí nào cũng bị lưu ý, nhắc nhở từ một phiếu trở lên. Đây là kết quả mở đầu để chúng ta vững tin nhân rộng ra, tiến hành làm thường xuyên", ông Nghị nói.

Căn cứ kết quả này, thành ủy sẽ tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, hoàn thiện quy trình để triển khai thống nhất trong toàn thành phố.

Dự kiến, Thành ủy Hà Nội tiếp tục chỉ đạo tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với giám đốc, phó giám đốc của 7 Sở gồm Nội vụ, Quy hoạch Kiến trúc, Kế hoạch và đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Lao động Thương binh và Xã hội, Công an Thành phố.

Đối với các chức danh HĐND thành phố sẽ thực hiện lấy phiếu tín nhiệm theo tinh thần Nghị quyết của Quốc hội khi Nghị quyết có hiệu lực. Như vậy, nhiều chức danh lãnh đạo có thể sẽ được đánh giá hai lần hoặc hơn.

Tiêu chí để đánh giá, nhận xét cán bộ tập trung vào hai tiêu chí cơ bản nhất là năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, gắn với kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao và phẩm chất tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cá nhân cán bộ.

Nguyễn Hưng

 
 
 
 
 
 

Hệ thống giáo dục của Australia và chi phí học tập

Australia được chia thành 6 bang và 2 vùng lãnh thổ. Hệ thống giáo dục do chính phủ từng bang phụ trách quản lý. Tuy nhiên, các kỳ nhập học chính tại nước này đều giống nhau.

Có nên làm việc tại nhà, quán café thay vì đến công sở?

Hiện nay với tình hình kinh tế khó khăn, rất nhiều doanh nghiệp phải giải thể, hoặc cơ cấu lại bộ máy nhân sự, cơ cấu lại cách thức làm việc nhằm hạn chế tối đa những chi phí phát sinh không cần thiết. Trong đó hình thức cộng tác, trả lương theo năng lực đang dần trở nên phổ biến. Về phía doanh nghiệp họ không phải nuôi một bộ máy nhân sự...