Báo cáo tại cuộc họp tổng kết năm 2012 và kế hoạch 2013 về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm chiều 18/1, đại diện Chi cục an toàn thực phẩm Quảng Ngãi cho rằng tình hình ngộ độc thực phẩm của người dân miền núi đáng báo động.
Thống kê của chi cục, năm 2012, toàn tỉnh xảy ra 5 vụ ngộ độc thực phẩm với 49 người bị nạn, trong đó 26 người phải nhập viện cấp cứu. Riêng hai huyện miền núi Ba Tơ và Sơn Tây đã có 4 vụ và 45 người ngộ độc. Nguyên nhân chủ yếu là do thức ăn không đảm bảo vệ sinh, cá hồng nhiễm độc tố Ciguatoxin.
Tập quán ăn uống thực phẩm chưa nấu chín của người miền núi dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc. Ảnh: Trí Tín. |
Trao đổi với VnExpress.net, bác sĩ Nguyễn Văn Oai, Chi cục trưởng An toàn thực phẩm Quảng Ngãi phân tích thêm, tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm ở các huyện miền núi gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân là thực tế đáng lo ngại.
Nguyên nhân, thực phẩm vận chuyển bằng xe máy (còn gọi là các xe mang "chợ lưu động") từ đồng bằng về vùng cao tốn nhiều thời gian. Thực phẩm gặp trời nắng nóng dễ bị ôi thiu, khó đảm bảo an toàn vệ sinh. Ngoài ra do thói quen, người dân ở các huyện vùng cao ăn thực phẩm chưa được nấu chín, "gặp gì, ăn nấy" nên dễ bị ngộ độc.
Năm 2012, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Ngãi thành lập 21 đoàn kiểm tra tại 266 cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống. Qua đó, đoàn phát hiện 129 cơ sở vi phạm, buộc hủy sản phẩm ở 8 cơ sở, phạt tiền 74 cơ sở.
Năm 2013, Chi cục đặt mục tiêu tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt thực phẩm nhằm giảm thiểu số ca ngộ độc.
Trí Tín
Gửi chia sẻ, câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về [email protected]
Vào giai đoạn chuyển mùa, đặc biệt là ngày đông giá lạnh, những người mắc bệnh khớp thường cảm nhận rõ hơn tình trạng đau nhức, tê cứng, khó cử động… ở vùng bị tổn thương. Điều này khiến bệnh nhân khổ sở, giảm chất lượng cuộc sống.
Hôn nhân là cả cuộc đời còn lại của bạn, không phải là trò chơi mà bạn có thể dễ dàng nhắm mắt đưa tay lồng nhẫn cưới.