Cập nhật lúc 19:00 26/02/2013 (GMT+7)

Triều Tiên: Ông Kim "trẻ" muốn chứng tỏ quyền lực

Thảo luận về các động thái gần đây của Triều Tiên, hai chuyên gia cùng cho rằng khó đoán định suy nghĩ và hành động của ông Kim Jong-un.
 Kim Jong-un: "Vị vua trẻ vừa lên ngôi" muốn chứng tỏ quyền lực.

Theo BBC, ông Aidan Foster Carter, nhà nghiên cứu xã hội học và Triều Tiên hiện đại của Vương quốc Anh ví ông Kim Jong-un như “vị vua trẻ vừa lên ngôi” và phải chứng tỏ khả năng lãnh đạo với cả người trong và ngoài nước. Ông nói với phóng viên đài BBC: “Vì đây là giai đoạn chuyển giao lãnh đạo…nên các cuộc thử nghiệm tên lửa, hạt nhân được thực hiện liên tiếp để gửi thông điệp với nội bộ rằng: tôi xứng đáng làm lãnh đạo và với bên ngoài: đừng đùa với lửa. Và thông điệp này cần được gửi tới danh sách kẻ thù khá dài của Triều Tiên như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc".

Chuyên gia nghiên cứu chống phổ biến vũ khí hạt nhân từ Viê%3ḅn RUSI, London, Andrea Berger cho rằng, “mỗi khi có quốc gia đưa ra đe dọa vũ khí hạt nhân là lại thêm câu hỏi đặt ra về vấn đề an ninh”. Theo chuyên gia Andrea Berger, ông Kim Jong-un cười nhiều hơn cha nhưng lại thúc đẩy căng thẳng quốc tế qua các vụ thử vũ khí,

Bà Andrea cho hay hiê%3ḅn rất khó xác định điều này, song trong một hội nghị gần đây về nguyên tử, đoàn đại biểu Bắc Triều Tiên đã “tuyên bố sẽ không nghe theo sự chỉ đạo của bất kỳ ai”. Bà nói tiếp: “Và nếu đó là chiều hướng mà ông Kim Jong-un định thực hiện thì việc đàm phán để mang lại ổn định trong khu vực sẽ rất khó khăn".

Chỉ trong vòng ba tháng qua, Bình Nhưỡng đã phóng tên lửa và thử hạt nhân, khiến cả nước đồng minh là Trung Quốc phải lên tiếng phản đối.

Năm nay chưa đến 30 tuổi, ông Kim Jong-un lên cầm quyền hồi cuối năm 2011, và kế vị cha ông là Kim Jong-il. Về sự khác biệt trong phong cách ứng xử của nhà lãnh đạo mới của Triều Tiên, ông Aidan nói người cha Kim Jong-il từng rất kín đáo về chuyện gia đình và “hiếm khi thấy ông ta cười” cũng do những năm cuối đời ông đã rất yếu. Ông nói tiếp: “Còn Kim Jong-un…có những cách ứng xử hay hơn. Ông ta hay cười hơn, cư xử tự nhiên hơn, ông ta nói năng trước công chúng cũng khá tốt và ông ta cũng đưa vợ ra trước công chúng”.

Chuyên gia xã hội học cho rằng đó cũng chỉ là “bình mới rượu cũ”, mặc dù bản thân người Triều Tiên cũng nhận thấy là nên “tiến tới hiện đại hóa chính mình”. Bà Andrea Berger nói rất ngạc nhiên vì “một số nơi khá hiện đại”, nhưng cũng nhấn mạnh thủ đô Bình Nhưỡng “khác hẳn các vùng khác ở miền Bắc Triều Tiên và không thể đại diện cho đất nước nói chung”. Bà nói thêm Bình Nhưỡng chính là nơi mà Triều Tiên đã bỏ ra khá nhiều công sức để xây nên các tòa nhà chọc trời, một “Manhattan thu nhỏ”.

Tuy nhiên, ông Aidan Foster Carter hy vọng rằng thế giới vừa chứng kiến sự thay đổi hàng loạt lãnh đạo các nước, nên khi vụ thử hạt nhân lắng xuống, có thể lớp lãnh đạo mới này sẽ lại cùng nhau ngồi vào bàn đàm phán.

TIN LIÊN QUAN:

ĐANG ĐỌC NHIỀU:



Văn Bình
Ý kiến phản hồi
Vui lòng viết tiếng Việt có dấu


Các tin khác

Báo điện tử Kiến thức - Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam 
Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Quang
Giấy phép: Số 72/ GP - BTTTT Bộ TTTT Cấp ngày: 10 tháng 01 năm 2012.
Liên hệ tòa soạn: Ngõ 850 - Số 60 - Tòa nhà Láng Trung - Tầng 5; đường Láng - phường Láng Thượng - Đống Đa - HN. Điện thoại: 04.6276-5886. Fax: 04.62.732632
Văn phòng miền Nam: Lầu 2, tòa nhà 79 Trương Định (Quận 1) TP.HCM. 

Powered by AnMinh