(HN) - (TP.HCM)

'Không thể thần thoại hóa rùa hồ Gươm để tôn là bảo vật'

Trong khi PGS Hà Đình Đức cho rằng rùa hồ Gươm xứng đáng là bảo vật quốc gia bởi có giá trị văn hóa, lịch sử, tâm linh thì nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền phủ nhận điều này và khẳng định nó chỉ có giá trị khoa học.
> Rùa hồ Gươm có thể là bảo vật quốc gia/ Rùa 'dạo chơi' trong giá lạnh

Đầu tháng 3, nhà nghiên cứu rùa hồ Gươm, PGS Hà Đình Đức đề nghị lãnh đạo TP Hà Nội xem xét trình lên Chính phủ phê duyệt việc công nhận cá thể rùa hồ Gươm (còn sống), tiêu bản rùa hồ Gươm lưu tại đền Ngọc Sơn và bộ xương rùa lưu trong Bảo tàng Hà Nội làm bảo vật quốc gia.

Theo ông Hà Đình Đức, ngoài ý nghĩa về văn hóa, lịch sử, rùa hồ Gươm còn có ý nghĩa về mặt tâm linh. Hình ảnh rùa còn được gắn liền với truyền thuyết hồ Gươm. Vì thế việc đưa rùa vào danh sách bảo vật quốc gia là cần thiết.

"Rùa đã gắn bó với hồ Gươm hàng trăm năm, nhắc đến rùa là nhớ đến lịch sử oai hùng của dân tộc nên có thể nói rùa là báu vật vô giá, là di sản văn hóa lịch sử và phi vật thể", ông Hà Đình Đức bày tỏ.

"Các nhà văn hóa, khoa học cần ngồi lại xem xét các yếu tố văn hóa, lịch sử để đánh giá toàn diện giá trị của rùa hồ Gươm. Tiêu chí về bảo vật quốc gia cũng cần vận dụng linh hoạt chứ không nên cứng nhắc. Không có gì là tuyệt đối, là chân lý", PGS Hà Đình Đức đề xuất.

Rùa hồ Gươm được chữa bệnh năm 2011. Ảnh: Hà Đình Đức.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền cho rằng, trong văn hóa, rùa, rắn là thủy quái, là kẻ thù của người dân. Nếu đưa con vật này lên thờ là đề cao thủy quái, rất không ổn. Hình tượng vua Lê Lợi cầm kiếm chém xuống hồ Gươm là hành động chống lũ lụt. Bởi xưa kia khu vực hồ Gươm trũng, nhiều ao hồ. Tại khu vực đền Ngọc Sơn còn có trấn Ba Đình để trấn sóng độc của văn hóa cũng như sóng nước, lũ lụt từ sông Hồng.

"Rùa là con vật phá đê, nó chỉ có giá trị trong tâm linh khi được coi là một trong tứ linh. Câu chuyện trả gươm cho rùa của Lê Lợi được nhân dân hư cấu, là truyền thuyết sau này mới có", ông Trần Lâm Biền cho biết.

Theo nhà nghiên cứu này, rùa hồ Gươm có giá trị khoa học, là loài rùa hiếm còn sót lại chứ không có giá trị văn hóa lịch sử. "Rùa hồ Gươm không có giá trị phi vật thể, không thể thần thoại hóa con rùa để tôn nó là bảo vật quốc gia", nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền khẳng định.

Trao đổi với VnExpress, Chủ tịch Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, GS.TS Lưu Trần Tiêu cho biết, ông không đồng tình với đề xuất của PGS Hà Đình Đức.

"Ông Đức là người tâm huyết, nhiệt tình bảo vệ rùa hồ Gươm, song chưa nắm chắc các tiêu chí xét duyệt bảo vật quốc gia. Xét theo tiêu chí thì rùa hồ Gươm không phù hợp. Chúng ta đã quy định tiêu chí về bảo vật nên không thể tùy tiện chỉnh sửa", GS.TS Lưu Trần Tiêu khẳng định.

Tiêu chí của bảo vật quốc gia: là hiện vật gốc độc bản; là hiện vật có hình thức độc đáo; là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.

Đoàn Loan

Rất đồng tình với ý kiến ông Trần Lâm Biền. Rùa ở Hồ gươm Hà Nội cũng chỉ là 1 con vật mà thôi. Không nên tôn sùng quá thái vào những chuyện hư cấu thần thoại hoá. hãy nhìn sự vất hiện tượng theo quy luật của tự nhiên và tạo hoá một cách khoa học.

Nếu Rùa Hồ Gươm không được xem là bảo vật quốc gia tức là sự tồn tại hàng trăm năm qua của Rùa là vô giá trị (ngoài việc chỉ là 1 cá thể hiếm còn tồn tại?) Thiết nghĩ trong tâm trí của người dân nước Việt đều xem ...    

Gửi Giáo sư Đức và hội những ngưòi yêu rùa hồ Gươm, trên thế giới cũng có nhiều quốc gia sở hữu những thú quý hiếm, thậm chí vô cùng quý hiếm và có giá trị văn hóa lâu đời, nhưng chẳng nơi đâu gọi rùa là "cụ" cả !

Có thể nói là chưa đủ tiêu chí xét duyệt BVQG, nhưng luật là do con người XD nên luật luôn phải được thay đổi và chỉnh sửa vì luật xuất phát từ thực tiễn. với tôi và hơn 80 triệu dân kể từ ngày còn bé đến giờ ...    

Dù có hay không hư cấu,khi người Việt nói đến rùa thì mọi người lại liên tưởng đến Hồ Gươm.Tại sao bác lại bảo là thủy quái?Bác có thấy rùa hại ai bao giờ chưa?Trong chùa,miếu,đền thờ thì lúc nào cũng hiện diện "Tứ linh" ngay cổng.Vì thế cháu nghĩ ...    

Tôi ủng hộ ý kiến của ông Trần Lâm Biền !

Ngay từ nhỏ, mỗi khi được nghe kể hay đọc về chuyện cụ rùa Hồ Gươm là trong tôi dậy lên một khí thế, lòng tự tôn dân tộc, lòng tự hào về lịch sử ngàn năm của dân tộc ta. Tôi chỉ nghe đến rùa là 1 trong tứ ...    

Rùa Hồ gươm là Linh vật của Quốc gia

Chỉ xem là linh vật thôi chứ không thể gọi là bảo vật được. Hiện tại rùa vẫn là món ăn của một số người thì gọi là bảo vật có thoả đáng chưa?

Theo mình, rùa hồ gươm là một trong những hình tượng sống liên quan nhiều đến giá trị lịch sử mà điển hình là sự yêu nước và tính đoàn kết dân tộc.. Đưa rùa hồ gươm trở thành bảo vật quốc gia là một cách gìn giữ cho mình ...    

Ủng hộ với đề xuất này! Không thể nói câu chuyện Lê Lợi trả gươm rùa thần là vô căn cứ. Dù gì câu chuyện đó cũng đã ăn sâu vào tiềm thức của bao nhiêu thế hệ người VN rồi, chưa kể rùa còn là 1 trong tứ linh ...    

Tôi lại suy nghĩ khác, quốc gia nào cũng có một huyền thoại, một sự thêu dệt kỳ bí làm nên một quốc gia đó. Và điều quan trọng chính là sự nhận thức của người dân, người dân là bao gồm tổng hợp, trí thức có, nông dân có, ...    

 
 
 
 
 
 

Ngành thiết kế tại Canada

Em là học sinh lớp 12 tại trường chuyên Lê Hồng Phong, TP HCM. Em muốn tìm hiểu ngành thiết kế tại Đại học Simon Fraser (SFU) ở Vancouver, Canada.

Những điểm mới trong Bộ luật Lao động (sửa đổi)

Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã được Quốc hội khoá XIII thông qua ngày 18/6/2012, bắt đầu có hiệu lực từ 1/5/2013. Bộ luật lao động (sửa đổi) gồm 17 chương, 242 điều, tăng 19 điều so với Bộ luật Lao động hiện hành (223 điều). Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã đưa ra những quy định cụ thể hơn và bảo vệ lợi ích cho người lao động (N...

 
Đặt VnExpress làm trang chủ Về đầu trang