Kinh tế

3/14/2013 08:17

Đại gia Lê Ân: Đối mặt tử hình và hưởng gái trinh

Lấy được cả 5 bà vợ đều còn trinh trắng, từng đối mặt với án tử hình... là những chiến tích gây sốc dư luận của đại gia Lê Ân.


Khởi nghiệp từ chiếc máy may thuê

Ông Lê Ân sinh năm 1938, là con thứ 5 trong một gia đình đông con ở Quảng Nam. Lê Ân có một tuổi thơ nghèo khó, túng thiếu. Năm 1958, Lê Ân bỏ nhà đào thoát vào thị xã An Lộc, tỉnh Bình Long (nay là Bình Phước) để trốn quân dịch dưới chế độ Ngô Đình Diệm.

Tại đây, Lê Ân mưu sinh bằng cách thuê một chiếc máy may hiệu Singer đã cũ, loại máy sử dụng bàn đạp bằng chân, Và thời đó, quần áo lính thường được cấp phát theo kiểu đổ đống, cái rộng cái chật. Vì thế, cứ mỗi lần lính được cấp quân trang, Lê Ân lại phải may cuống cuồng để kịp có đồ cho khách.

Đại gia Lê Ân năm nay đã 75 tuổi

Hơn năm sau, Lê Ân có đủ tiền mua lại cái máy may đã thuê. Đồng thời, mua thêm 2 cái máy may khác rồi thuê thợ làm thêm cho mình. Sau đó, Lê Ân được một vị khách người Bắc truyền cho nghề may áo vest. Ông đã gom hết vốn liếng, trở về Sài Gòn, thuê một căn nhà trên đường Trần Qúy Cáp (nay là đường Võ Văn Tần) để mở một tiệm may chuyên may đồ vest với tên gọi Chiến's Tailor.

Chỉ sau một thời gian ngắn, Chiến's Tailor đã trở thành một trong những tiệm may đồ vest hàng đầu của Sài Gòn, với phương châm: tốt, đẹp, rẻ và đúng hẹn. Chẳng thế mà không bao lâu sau, Chiến's Tailor trở thành Trung tâm Âu phục thời trang Chiến's Tailor.

Từ đây, Lê Ân bắt đầu mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh khác như: thành lập xưởng sản xuất giày dép da hiệu Italy, kinh doanh xe lam, xe buýt chạy tuyến đường Sài Gòn - Bảy Hiền - Bà Chiểu, thành lập công ty kinh doanh địa ốc, mua trái phiếu của người cày có ruộng, công khố phiếu quốc gia...

Tiếp sau đó, Lê Ân dồn toàn bộ vốn liếng thành lập ngân hàng tư nhân. Thế nhưng, ngân hàng của ông chưa kịp kinh doanh có lãi thì Sài Gòn giải phóng. Toàn bộ trái phiếu, công phiếu và chứng từ có giá trị tài sản lớn của chế độ cũ lập tức biến thành... rác.

Sau thất bại này, ông chuyển sang kinh doanh phế liệu thời hậu chiến và hợp tác với một dược sĩ lập một hệ thống thu gom thuốc tây, đặc biệt là các loại thuốc trị bệnh hiếm. Đắt xắt ra miếng, có các loại thuốc đặc trị trong tay, Lê Ân thu được những khoản lãi khổng lồ.

Từ khoản lợi nhuận này, ông tiếp tục đầu tư xưởng sản xuất xe đạp và nhà máy chế biến xà phòng, đồng thời ông thành lập tiệm vàng Chiến Thành với giấy phép kinh doanh là gia công vàng nữ trang. Thế nhưng, mỗi đêm, tiệm vàng Chiến Thành lại âm thầm phân kim hàng chục lượng vàng từ nhiều nguồn khác nhau để bán lại cho những người đặt cược tương lai mình vào những ngày lênh đênh trên biển. Chính vì hành vi này, Lê Ân bị bắt và phải đi cải tạo một thời gian.

Từng đối mặt với án tử hình

Sau khi ra tù, Lê Ân chịu cú sốc thứ hai khi Nhà nước thực hiện chủ trương cải tạo công thương nghiệp, gia đình ông thuộc thành phần phải đi kinh tế mới.

Sau thời gian đi kinh tế mới về, Lê Ân mua nhà, lập cửa hàng bán phụ tùng, sản xuất khung xe đạp, mua bán vải tại Chợ Đầm (Nha Trang).

Tuy nhiên, sai lầm là ông giao toàn bộ tài sản được quy đổi thành vàng và hột xoàn cho vợ. Năm 1984, vợ Lê Ân đâm đơn ra tòa ly dị, không chứng minh được tài sản đã giao cho vợ, Lê Ân lại một lần nữa trắng tay.

Ông làm lại cuộc đời bằng một shop buôn bán quần áo thời trang nhỏ tại quận 3, TP.HCM. Sau đó, ông phát triển thành một chuỗi cửa hàng thời trang tại nhiều quận khác trên địa bàn TP.HCM. Có tiền ông lập thêm các hiệu thuốc tây tại khắp các quận 1, 3 và 10.

Khi doanh thu về nhiều hơn, ông thành lập Qũy tín dụng Hòa Hưng, mua đồng rúp và lập thêm nhiều chi nhánh, phát triển thêm ngành nghề kinh doanh vàng. Ngoài ra ông còn là còn có cổ phần lớn tại nhiều ngân hàng lẫn trung tâm tín dụng khác.

Như một quy luật phát triển, Quỹ tín dụng Hòa Hưng được chấp nhận cho phép nâng cấp thành Ngân hàng Cổ phần Đại Nam. Tuy nhiên, tên của ông không có trong hội đồng quản trị.

Sau khi bị loại khỏi cuộc chơi tại Ngân hàng Cổ phần Đại Nam, Lê Ân trở thành tâm điểm của các tổ chức tín dụng, ngân hàng cổ phần nằm trong khối liên kết mà trước đó ông được bầu làm chủ tịch.

Ông đề xuất sáp nhập Qũy tín dụng Phú Đông và Tín dụng Thống Nhất và được chấp thuận. Việc sáp nhập hai quỹ này chính là tiền thân của Ngân hàng Tân Việt ngày nay.

Sau một thời gian giúp đỡ Quỹ tín dụng Hội Phụ nữ Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo, Lê Ân đã bàn với Qũy tín dụng xin nâng cấp thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Vũng Tàu (VCSB). Ngân hàng chính thức được khai trương tại TP Vũng Tàu vào ngày 9/10/1991.

Tiếp đến Lê Ân lập Công ty Lê Hoàng để triển khai kinh doanh các tài sản thu nợ và VCSB lập dự án du lịch Chí Linh. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước không đồng ý cho phép VCSB lập khu du lịch này bởi VCSB không có chức năng du lịch. VCSB đã chuyển toàn bộ dự án kinh doanh khu du lịch Chí Linh cho Công ty Lê Hoàng. Chính từ đây, vận hạn của Lê Ân xuất hiện.

Với hợp đồng chuyển nhượng của VCSB cho Công ty Lê Hoàng, có dư luận nghi ngờ Lê Ân đã lạm quyền khi chi đến 82 tỉ đồng cho Công ty Lê Hoàng (nơi Lê Ân làm Chủ tịch Hội đồng quản trị).

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã khởi tố vụ án "Cố ý làm trái, lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, lập ngân hàng huy động vốn nhằm chiếm đoạt tài sản, mất khả năng chi trả" đối với ban lãnh đạo của VCSB. Đó là vụ án cực kỳ nghiêm trọng, thu hút sự quan tâm của báo giới lẫn dư luận vào thời điểm đó.

Ngày 11/2/2000, Lê Ân cùng 6 thành viên trong Ban lãnh đạo VCSB bị bắt nhằm phục vụ cho công tác điều tra. Ngày 28/5/2001, Lê Ân bị tuyên phạt 20 năm tù giam với tội danh "Cố ý làm trái", án phạt chung thân với tội danh "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và án tử hình với tội danh "Lập ngân hàng huy động vốn để lừa đảo". Tổng cộng hình phạt là tử hình. 6 thành viên trong Ban lãnh đạo VCSB cũng chịu các mức án tù giam khác nhau.

Lê Ân làm đơn kháng cáo và giao nộp toàn bộ các chứng từ của VCSB cho cơ quan điều tra để chứng minh mình vô tội. Lê Ân đã thành công, các tội danh của Lê Ân được giảm xuống thành "Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng", với mức phạt tù 12 năm.

Trong thời gian thụ án, do cải tạo tốt nên Lê Ân được cho ra ở nhà ngoài. Ngày 31/8/2005, Lê Ân được đặc xá ra tù trước thời hạn.

Lấy được 5 bà vợ đều trinh tiết

Vào mỗi một thời điểm trong cuộc đời của vị đại gia này lại có một bóng hồng ở bên cạnh ông. Tuy nhiên, trong 5 bà vợ mà ông tuyên bố là đều trinh tiết khi đến với ông, thì có tới 3 bà vợ phụ bạc ông, bỏ ông mà đi, lừa đảo ông hoặc ngoảnh mặt khi ông gặp sóng gió.

Người vợ đầu tiên của đại gia Lê Ân là bà Lê Thị Ngọc L. (năm nay đã 70 tuổi). Hai người đã có 5 mặt con với nhau. Tuy nhiên, trong thời gian ông ở tù, người vợ này đã làm đơn ly dị, gửi vào tù cho ông ký và lấy hết sạch tài sản của ông.

Người vợ thứ hai là một phụ nữ lai Mỹ, ở với ông Lê Ân được một năm thì đi làm ăn xa và mất tích, để lại cho ông một đứa con trai.

Về sau ông lấy tiếp 2 bà vợ nữa nhưng đều không có con với họ.

Ông lấy người vợ thứ ba tên Th. (khi ấy cô Th. mới 20 tuổi), là một phụ nữ xinh đẹp, có học thức, người gốc Bắc. Đám cưới của hai người diễn ra hoành tráng nổi tiếng ở Sài Gòn lúc đó. Tuy nhiên, chỉ mấy tháng, cô này đã bộc lộ nhiều âm mưu thủ đoạn, trong đó có cả việc uống thuốc ngừa thai để không có con với ông. Cưới nhau chưa đầy 6 tháng, cô này đã ôm toàn bộ tiền vàng của ông bỏ trốn.

Khi thành lập công ty Lê Hoàng, Lê Ân cưới người vợ thứ 4, tên K. Rất tin vợ, ông đặt vợ vào vị trí Phó chủ tịch Hội đồng quản trị. Khi Ngân hàng VCSB giữa đường gãy gánh khiến ông lâm vào cảnh tù tội, trách nhiệm điều hành công ty Lê Hoàng được ông giao lại cho người vợ này. Tuy nhiên, trong thời gian ông ở tù vì vụ VCSB, người vợ này đã âm thầm cùng "người tình" chuyển giao toàn bộ tài sản lẫn quyền lực của ông cho... chính họ. Và kết cục của cuộc hôn nhân này cũng là việc ly hôn trước tòa.

Và mặc dù đã hứa với lòng rằng “sẽ sống một mình suốt đời”, nhưng số phận khiến xui cho Lê Ân gặp người vợ thứ 5: Cô Mai Thị Mai… Cô là một trí thức trẻ, xinh đẹp. Có số tuổi kém đại gia Lê Ân hơn 50 tuổi.

Ở độ tuổi "xưa nay hiếm", ông Lê Ân cho biết cô Mai Thị Mai sẽ là cuộc hôn nhân cuối cùng của mình.

(Theo Kiến thức)

FMS Share This
Đánh giá:

Ngả mình trước những bức ảnh về Giáo hoàng Francis I

Người dân kể về vị Hồng y đứng đầu đất nước nhưng không ở trong dinh thự của nhà thờ, mà ở trong một căn hộ đơn sơ trong thành phố.


Ngắm những chiếc xe đẹp

Chiêm ngưỡng 10 biệt thự đắt nhất Hawaii

Những gương mặt xinh đẹp nhất Paris Motor Show 2010

Người đẹp rực rỡ bên xế hộp

Chiêm ngưỡng áo bó ngực thật nhất thế giới

Vàng sẽ 'dễ dàng' vượt 1.500 USD/oz

Xe máy gấp gọn như một chiếc va li

Hà Nội 'biếu'1000 hộ dân, mỗi hộ 2 tỷ đồng

.
 
 
vietnamnet.vn
© 1997-2013 Báo VietNamNet. All rights reserved. Thông tin Tòa soạn - Liên hệ Tòa soạn - Nhận tin RSS
® Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.