Cập nhật lúc 13:47 28/03/2013 (GMT+7)

Trung Quốc không còn "nín nhịn" Triều Tiên?

 Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un ra lệnh cho quân đội Triều Tiên sẵn sàng tham chiến.


Trung Quốc thay đổi lập trường


Bài viết chỉ ra rằng, nguyên nhân căn bản nhất khiến Trung Quốc thay đổi lập trường là do các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc đã nhận thức được đầy đủ sự nghiêm trọng và tính nguy hại của cục diện Triều Tiên. Nội dung bài viết như sau:

Ngày 7/3, với kết quả bỏ phiếu 15:0, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết trừng phạt hết sức nghiêm khắc với Triều Tiên. Các biện pháp cụ thể bao gồm: Yêu cầu các nước thành viên của Liên hợp quốc thực hiện “lệnh phong tỏa tài chính” với Triều Tiên, không cung cấp các dịch vụ tài chính cho chính quyền ông Kim Jong-un, đóng băng các sài sản của chính quyền ông Kim Jong-un ở nước ngoài; Yêu cầu tăng cường giám sát và kiểm soát các hoạt động quốc tế của Triều Tiên, hạn chế hoạt động của các tổ chức và nhân viên ngoại giao; Yêu cầu cấm vận toàn diện đối với Triều Tiên, bao gồm các mặt hàng xa xỉ như đồ trang sức, tàu du lịch, xe hơi hạng sang, đồng thời kiểm soát chặt chẽ máy bay, tàu thuyền ra vào Triều Tiên, đề phòng nghiêm ngặt Triều Tiên để quốc gia này không vận chuyển ra ngoài biên giới các nguồn vật tư đe dọa đến nền hòa bình thế giới, chặn đứng các hoạt động giao lưu kinh tế đối ngoại của Triều Tiên.

Cuối cùng, nghị quyết đã chỉ rõ rằng: “Nếu Triều Tiên phóng hoặc thử hạt nhân một lần nữa, sẽ áp dụng hành động quan trọng”. Cái gọi là “hành động quan trọng” ở đây bao gồm cả sự lựa chọn tấn công về mặt quân sự.

 Triều Tiên liên tục tập trận và đã đặt quân đội trong tình trạng báo động cao nhất, tuyên bố sẵn sàng tấn công tất cả các căn cứ quân sự của Mỹ, Hàn Quốc.

Rõ ràng là mục đích của nghị quyết này là phong tỏa Triều Tiên trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, ngoại giao, hạn chế tới mức tối đa không gian hoạt động quốc tế của quốc gia này. Hơn nữa, nghị quyết có mục tiêu rất rõ ràng. Đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhất là giới lãnh đạo quyền thế đứng đầu là ông Kim Jong Un, để họ cảm nhận được nỗi khổ sở một cách thực thụ. Trên thực tế, năm 2006-2007, Trung Quốc và Mỹ đã phối hợp để áp dụng “lệnh phong tỏa tài chính” đối với Triều Tiên, buộc quốc gia này phải thỏa hiệp trong vòng đàm phán 6 bên, đồng ý áp dụng các biện pháp để đóng băng kế hoạch hạt nhân của mình.

Một điều cần phải thấy được là, thực tế nghị quyết trừng phạt này là kết quả trao đổi, bàn bạc rất kỹ lưỡng giữa Mỹ và Trung Quốc, phản ánh được lập trường chung của hai quốc gia này. Mặc dù giữa Mỹ và Trung Quốc tồn tại nhiều xung đột về lợi ích, nhưng bảo vệ sự ổn định và nền hòa bình ở châu Á – Thái Bình Dương, là lợi ích chiến lược chung căn bản nhất của hai nước.

Điều có ý nghĩa chiến lược sâu sắc hơn nữa là, nghị quyết lần này cho thấy sự thay đổi lớn trong chính sách đối với Triều Tiên của Trung Quốc. Trước hết, chính phủ Trung Quốc không còn phản đối mà tích cực phối hợp với cộng đồng quốc tế để trừng phạt nghiêm khắc Triều Tiên. Thứ hai, kể từ khi Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần thứ ba đến nay, trong các bản thông cáo chính thức, Bắc Kinh đã không còn kiên trì lập trường nhất quán “không ngừng nỗ lực vì nền hòa bình trên bán đảo Triều Tiên” nữa. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc không còn cam kết sẽ ủng hộ và viện trợ Triều Tiên“trong tình huống khẩn cấp”; Không còn cam kết sẽ bảo vệ về mặt quân sự vô điều kiện đối với Triều Tiên; Không phản đối cộng đồng quốc tế dưới sự chỉ đạo của Liên hợp quốc áp dụng “hành động quan trọng” đối với Triều Tiên trong thời điểm cần thiết.

 Mỹ đã đưa "pháo đài bay" B 52 áp sát Triều Tiên đề phòng tình huống khẩn cấp.

"Bệnh nặng phải dùng thuốc mạnh"

Nguyên nhân căn bản nhất khiến Trung Quốc thay đổi lập trường là do các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc đã nhận thức được đầy đủ sự nghiêm trọng và tính nguy hại của cục diện Triều Tiên. Một mực nhượng bộ, nhấn mạnh lập trường hòa bình ổn định sẽ không giúp được gì cho việc cải thiện cục diện Triều Tiên, mà còn khiến cho chính quyền ông Kim Jong-un “được đằng chân, lân đằng đầu”, càng ngày càng áp dụng nhiều chính sách khiêu khích phi lí trí.

Kể từ khi lên nắm quyền đến nay, mặc dù ông Kim Jong-un đã thử áp dụng chính sách cải cách nông nghiệp, mở cửa một cách có điều kiện cảng Rajin có ý nghĩa kinh tế quan trọng và bắt đầu nghiên cứu, tham khảo mô hình cải cách mở cửa của Trung Quốc, nhưng trong nội bộ, do sự thay đổi nhà lãnh đạo của đột ngột nên dẫn đến tình trạng đấu tranh quyền lực, và ông Kim Jong-un vì muốn củng cố quyền lực của mình mà áp dụng nhiều bạn pháp gay gắt, khiến mâu thuẫn nội bộ càng thêm gay gắt.

Trước sức ép từ ba phía: Bị cô lập trên võ đài quốc tế, khủng hoảng kinh tế và những mối đe dọa về an ninh, “chính phủ mới” có khuynh hướng cải cách đã nhanh chóng dẹp bỏ mọi ý tưởng và bị lập trường “cứng rắn” thay thế. Chính sách “lòe bịp hạt nhân” lỗi thời đã biến thành thủ đoạn duy nhất để củng cố chính quyền, ổn định cục diện trong nước. Những hành vi khiêu khích liên tiếp của chính quyền ông Kim Jong-un đã khiến cục diện khu vực rơi vào tình trạng bất ổn nghiêm trọng, từ đó đe dọa đến lợi ích căn bản mong muốn “phát triển hòa bình” của Trung Quốc.

Mục đích của việc tham gia vào hoạt động trừng phạt nghiêm khắc chính quyền ông Kim Jong-un của cộng đồng quốc tế là “bệnh nặng dùng thuốc mạnh”, mục đích là thôi thúc Bình Nhưỡng tỉnh ngộ, từ bỏ ý đồ vũ khí hạt nhân hại mình hại người, quay về với bàn đàm phán 6 bên, quay về với quỹ đạo bàn bạc sáng suốt.

Nếu chính quyền ông Kim Jong-un vẫn không tỉnh ngộ, thậm chí nhắm mắt làm liều, Trung Quốc cũng cần phải có sự chuẩn bị trước về tinh thần. Một khi áp dụng “hành động quan trọng”, Trung Quốc cần tích cực trao đổi, hợp tác với cộng đồng quốc tế - đặc biệt là các nước xung quanh như Hàn Quốc. Trước hết, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, bao gồm biện pháp quân sự, xây dựng tường lửa ở khu vực biên giới.

Nếu xảy ra tình huống khẩn cấp, lập tức phong tỏa khu vực biên giới để đề phòng gây họa cho nước mình. Thứ hai, cần thực hiện nghĩa vụ mà Trung Quốc đã cam kết, phối hộp với cộng đồng quốc tế thực thi nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp đối phó, kiểm soát sự phát triển của cục diện. Thứ ba, trên cơ sở bàn bạc cụ thể với cộng đồng quốc tế, cần đảm bảo sự thông suốt cho kênh đối thoại với Triều Tiên, song song với việc gây sức ép, không từ bỏ nỗ lực giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình.

TIN LIÊN QUAN:
trĐANG ĐỌC NHIỀU:
Theo Tiền phong
Ý kiến phản hồi
Vui lòng viết tiếng Việt có dấu


Các tin khác

Báo điện tử Kiến thức - Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam 
Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Quang
Giấy phép: Số 72/ GP - BTTTT Bộ TTTT Cấp ngày: 10 tháng 01 năm 2012.
Liên hệ tòa soạn: Ngõ 850 - Số 60 - Tòa nhà Láng Trung - Tầng 5; đường Láng - phường Láng Thượng - Đống Đa - HN.
Liên hệ quảng cáo: 0987779297
Điện thoại: 04.6276-5886. Fax: 04.62.732632

Văn phòng miền Nam: Lầu 2, tòa nhà 79 Trương Định (Quận 1) TP.HCM. 

Powered by AnMinh