Áp đặt là phản văn hóa Tại sao phải có quốc hoa? Mỗi vùng miền có một loài hoa riêng, một biểu trưng riêng, một niềm tự hào riêng. Văn hóa luôn tôn trọng sự đa dạng, thế tại sao phải ép mọi người cùng phải thích một loài hoa do Nhà nước đặt ra? Văn hóa là tình yêu xuất phát tự trong lòng người dân, thể hiện khát vọng của họ. Khi nào tất cả người dân cùng có khát vọng chọn một loài hoa nào đó làm quốc hoa thì lúc ấy hãy công nhận nó. Không thể nói bình chọn, bầu bán trong khi cả triển lãm chỉ trưng bày hình ảnh một loài hoa. Đó là áp đặt, mà áp đặt là đi ngược lại nguyên tắc của văn hóa! Còn quốc tửu thì tôi thật sự không còn gì để nói nữa… PGS-TS Ngô Đức Thịnh Triển lãm hoa sen đề cử quốc hoa Sáu tháng qua, kể từ khi Bộ VH-TT-DL thành lập Ban biên soạn và Tổ biên soạn đề án quốc hoa Việt Nam, đến nay đã có nhiều cuộc hội thảo được tổ chức với sự tham gia của đông đảo nhà chuyên môn, nhà khoa học, nhà văn hóa… nhưng đến nay loài hoa nào được chọn là quốc hoa của Việt Nam vẫn chưa ngã ngũ. Đến 1-1-2011, theo kết quả bình chọn trên mạng Internet thì hoa sen hiện là ứng cử viên sáng giá nhất với 40,3% phiếu bầu. Theo thông tin báo chí, ngày 29-1, tại lễ hội hoa xuân và đồ uống tết 2011 (từ ngày 25 đến 30-1) sẽ công bố kết quả bình chọn quốc hoa, nhiều khả năng hoa sen sẽ được tôn vinh. Trao đổi với Pháp luật TPHCM, ông Nguyễn Trung Nhật, Phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm (đơn vị thành viên đề án quốc hoa), cho biết: “29-1 chưa phải là công bố tôn vinh hoa sen làm quốc hoa mà đây chỉ là triển lãm trực quan giới thiệu về hoa sen như một đề cử của quốc hoa. Sau đó, chúng tôi còn tổ chức hai buổi triển lãm để trưng cầu dân ý ở TP.HCM và Đà Nẵng. Sau khi tổng hợp ý kiến từ nhiều nguồn, Bộ mới có hồ sơ trình lên Thủ tướng mà trực tiếp là Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân xem, khi nào được phép thì Bộ mới tổ chức công bố”. ____________________________________________________ Việt Nam có nhiều loại rượu nhưng để chọn làm quốc tửu thì nên lưu ý tới rượu làng Vân (Bắc Giang), rượu Bàu Đá (Bình Định) và rượu Gò Đen (Long An). Nếu có thể thì chúng ta nên tìm ra công thức nấu một loại rượu trắng bằng các nguyên liệu của quê hương, ví dụ như từ hoa cúc để làm quốc tửu. Yêu cầu của loại rượu đó là mạnh một chút nhưng không hại đến sức khỏe. Giáo sư Trần Văn Khê Quốc tửu bên cạnh tiêu chuẩn có hương, có vị thì men là tiêu chuẩn vô cùng quan trọng, không thể bỏ qua. Tôi thiết nghĩ men của quốc tửu phải là loại men cổ truyền, làm bằng rễ, lá và hoa của đất nước. Vì đất quê hương nuôi dưỡng rễ và lá sẽ cho ra sản vật tinh túy hơn cả. Ông Nguyễn Vĩnh Hảo, Giám đốc Bảo tàng gốm Chăm Về quốc tửu, rất khó thống nhất được về ý kiến vì nó còn phụ thuộc vào cái gu và sở thích, khẩu vị của từng người. Nhà nghiên cứu văn hóa Huế Phan Thuận An |