Trang chủ Thanh Niên Online
Trang chủ
Phiên bản mới
Trang chủ
Tư vấn ung thư
Media
Tuần san
Thể thao
eThanhNien
Nhà đất
Đặt Thanh Niên Online làm trang chủ
Tp.HCM 31°C
Hà Nội 19°C
Đà Nẵng 27°C
Nha Trang 27°C
Cần Thơ 29°C
Go Search
English Edition
  • Chính trị - Xã hội
    • Phóng sự
    • Pháp luật
      • Tin đó đây
      • Pháp đình
  • Thế giới trẻ
    • Hoạt động Đoàn - Hội
  • Kinh tế
    • Chứng khoán
    • Du lịch
    • Gương mặt doanh nhân
    • Khuyến mãi - Sản phẩm mới
  • Thế giới
    • Tư liệu
    • Quan sát
  • Văn hóa - Nghệ thuật
    • Văn học
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Mỹ thuật
    • Thời trang
    • Sân khấu
    • Shop Văn Nghệ
    • Xem - Nghe - Đọc
    • Truyền hình
    • Camera
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • CNTT
    • Kinh nghiệm
    • Sản phẩm mới
    • Games
  • Khoa học
  • Sức khỏe
    • Tư vấn ung thư
  • Đời sống
    • Giải trí
    • Hôn nhân
    • Tư vấn
    • Vườn hồng
    • Ẩm thực
    • Làm đẹp
    • Sinh hoạt cộng đồng
  • Thư giãn
    • Ảnh vui
    • Lượm lặt
  • Chuyên mục khác
    • Tòa soạn - Bạn đọc
      • Từ thiện
      • Bài bạn đọc
      • Tìm người
    • Ý kiến
    • Kiều bào
    • Nhà đất
  • Chuyên đề
Lăng kính cuối tuần 
 
Câu hỏi bất ngờ 
 
23/01/2011 1:07 
 
Mười mấy năm trước, có đoàn khách Bắc Âu đi Xuyên Việt 10 ngày từ TP.HCM ra Hà Nội. Nghe tôi giới thiệu về lịch sử Việt Nam, vừa đi qua Nha Trang, có vị khách thắc mắc: “Không hiểu tại sao một dân tộc có bề dày oai hùng như Việt Nam lại không có công trình nào tầm cỡ để lại cho đời?

Bên cạnh các bạn, Trung Quốc có Vạn Lý Trường Thành, Campuchia có Angkor?...”. Quá bất ngờ vì lâu nay chưa ai hỏi như vậy, cũng chưa có sách nào dạy, tôi chỉ biết cười (để kéo dài thời gian suy nghĩ) rồi chống chế: “Các bạn cứ tự tìm hiểu xem sao. Trước khi các bạn rời Việt Nam sẽ có câu trả lời”. Tôi lập tức điện thoại trao đổi với các đồng nghiệp. Người thì bảo: “Do Việt Nam thường xuyên có chiến tranh”. Người lại nói: “Bởi phong kiến nước ta chưa đủ mạnh”... Ý kiến nào cũng vô lý. Hồi xưa, nước nào chẳng chiến tranh liên miên mà Trung Quốc là số 1. Vạn Lý Trường Thành được xây dựng từ thời Xuân Thu sang Chiến Quốc đến Thập Quốc và nhà Minh. Các nước khác cũng vậy. Đừng đổ tội cho chiến tranh, nhất là khi nó đã đi qua mấy chục năm! Nếu phong kiến Việt Nam chưa đủ mạnh làm sao có thể là dân tộc duy nhất 3 lần đánh bại đế quốc Nguyên Mông vào năm 1258, 1285 và 1288; góp phần buộc chúng suy vong. Nên nhớ dân số Đại Việt lúc đó khoảng 3 triệu người phải chống lại nửa triệu quân thiện chiến Mông Cổ. Đạo quân của Thành Cát Tư Hãn làm bá chủ từ Âu sang Á, đi tới đâu thì cỏ không mọc nổi nhưng 3 lần đến Việt Nam, cả 3 lần đại bại. Đang rối bời khi qua Huế, vào viếng lăng Tự Đức còn gọi là Khiêm Lăng hay Vạn Niên Thành, nghe lại phần giới thiệu của bạn An Hòa - hướng dẫn viên ở Huế, tôi mừng hơn trúng số. “Lăng Tự Đức dự kiến xây trong 8 năm nhưng để lấy lòng vua, mấy viên quản lý rút ngắn thời gian một nửa còn 4 năm. Hậu quả của việc tăng cườn