Sợ Tết!

23/01/201111:21:54

- Các nhà khoa học sợ Tết. Họ sợ không phải bởi lo Tết làm hại hay ăn thịt mà vì họ không có tiền để  đón Tết. Cái thực tế ấy nghe có vẻ chua xót nhưng lại đang diễn ra. Cuộc trò chuyện của KH&ĐS với TS Tăng Thị Chính, trưởng phòng Vi sinh vật môi trường, Viện Công nghệ Môi trường, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam ít nhiều đã nói lên điều đó.

Bằng cấp thì cao mà lương thì thấp


Chuẩn bị đến Tết rồi, chúng tôi muốn trò chuyện với bà để xem bà  đã và đang chuẩn bị Tết như thế nào, nhu cầu chuẩn bị Tết của bà ra sao?


Như mình thì thấy chẳng có nhu cầu gì lắm.

Không có nhu cầu gì lắm  ư? Đó là vì bà không có tiền nên không có nhu cầu hay vì không có nhu cầu thực sự?

Nói chung thì những nhu cầu cơ bản của mình ngày Tết đều được đáp ứng. Nhưng sự thỏa mãn đó không đến từ khoản thưởng Tết từ công việc của mình mà do ông xã và các con đều đã đi làm. Họ cũng có thưởng Tết nên mỗi người góp lại một ít thì cũng đủ. Nhưng đó là cái may mắn của tôi. Còn đối với các nhà khoa học trẻ, nhất là các nhà khoa học ở ngoại tỉnh thì khoản thưởng Tết eo hẹp chắc chắn sẽ khiến họ đau đầu. Tôi nghĩ họ phải cân đối rất nhiều giữa các nhu cầu để sao cho hợp lý nhất.
 

a
"Tết đối với những người có vị trí như mình mệt mỏi lắm!"

Tôi đang phân vân không hiểu chồng và con bà đánh giá thế nào về  khả năng kiếm tiền của bà - một nhà khoa học ít nhiều cũng được coi là thành đạt?

Cả nhà thường hay đùa tôi rằng: Mẹ bằng cấp cao nhất nhà nhưng lương thì lại thấp nhất. Khi con tôi còn bé tôi  định cho nó theo học ngành của mẹ nhưng nó  chê bảo: Nghề của mẹ nghèo lắm. Con nhất quyết không theo nghề này.  

Không mong Tết

Vây bà có mong đến Tết?


Không. Tết đối với những người có vị trí như mình mệt mỏi lắm.

Vì sao thế ạ? Tôi cứ  tưởng ai cũng phải mong đến Tết để được nghỉ ngơi cho khỏe chứ sao lại mệt mỏi?

Vì mình là trưởng phòng. Cũng vì thế mà khi nghỉ Tết mình phải lo co kéo làm sao để anh em trong phòng có tiền nghỉ ăn Tết.

Mình có thể không mong đến Tết nhưng các nhà khoa học trẻ trong phòng mình họ rất mong. Họ làm việc cả năm khó  khăn cũng chỉ mong sao có một khoản Tết tương đối. Bản thân mình cũng rất mong có được cái khoản tiền tương đối đấy nhưng nó ở đâu ra thì lại là trách nhiệm của mình.

Chẳng lẽ tiền thưởng Tết cho các nhà khoa học "nặng tay" đến mức khiến bà phải lo lắng?


Tiền thưởng Tết dưới dạng ngân sách cho các nhà khoa học từ trước đến nay vốn rất ít. Tiền đầu tư để nghiên cứu khoa học còn ít thì lấy đâu ra tiền ăn Tết cho các nhà khoa học cao được.

Như chỗ tôi làm việc là Viện Nghiên cứu môi trường có 180 cán bộ  nghiên cứu thì chỉ có hơn 50 người được hưởng lương cơ bản của Nhà nước. Hơn 100 nhà khoa học còn lại hưởng lương từ các hợp đồng nghiên cứu. Thế nên, nếu nghỉ Tết thì những nhà khoa học này viện và phòng phải có trách nhiệm lo Tết cho họ.  

Thưởng Tết = 500.000đ tiền mặt


Thế cụ thể tiền thưởng Tết Viện cho được khoảng bao nhiêu mà bà  sợ Tết đến vậy?


Như năm ngoái thì mỗi người được 500.000đ và một gói quà cũng tương đương thế. Cả tiền và quà tính ra chỉ được gần 1 triệu đồng! Còn năm nay thì  vẫn chưa biết được, nhưng chắc cũng chả thể khá hơn được năm ngoái.

Với 500.000đ bà sắm Tết ra sao? Có thể chỉ là những thứ đơn giản như mua bánh chưng, sắm cho con bộ quần  áo mới... Đó là những thứ không thể không có trong ngày Tết thì các nhà khoa học làm thế nào?

Món quà Tết đó dù  ít nhưng đối với nhân viên ở Viện là rất đáng quý. Cái khó nó là tình hình chung rồi. Cái thực trạng chi phí cho khoa học hiện nay có thể coi là nghèo nhất thì đã nói mãi. Như tôi hiện nay lương đã gần về hưu cộng tất cả các khoản cũng chỉ được khoảng hơn 6 triệu đồng/tháng. Lương chỉ có vậy thì thưởng Tết không thể khá hơn. Đúng là lương chưa thực sự đáp ứng được các nhu cầu cơ bản.

q
Khoảng từ 15 - 20 triệu  đồng là hợp lý. Nhưng cái khoản "hợp lý" này có lẽ là giấc mơ còn khá xa vời  đối với các nhà khoa học.

Sẽ có một cái Tết khó  khăn

Vậy sau khi co kéo thì như  phòng bà mỗi nhà khoa học trẻ có được khoảng bao nhiêu tiền ăn Tết?


Cả năm tôi đã cố gắng kiếm các hợp đồng đề tài mang về phòng để tăng thu nhập cho các bạn và cũng là để có khoản tiền Tết không hẻo quá. Thế nhưng, việc chèo kéo các hợp đồng cũng không được nhiều. Vì thế, mà phòng tôi có 8 người mỗi người cũng chỉ được thêm khoảng 5 triệu đồng tiền thưởng Tết.

Bà có nghĩ rằng khoản  đó đã đủ để cán bộ nhân viên phòng bà tiêu Tết?


Tôi cho rằng với khoản đó các nhà khoa học trẻ của tôi sẽ có một cái Tết khó khăn. Nhưng mình và lãnh đạo viện cũng đã rất cố gắng và các bạn ấy cũng hiểu không dễ gì để kiếm được tiền.

Nếu cứ đà này thì theo bà thì đến bao giờ các nhà khoa học mới hết sợ đến Tết?


Cái này thì tôi cũng không thể biết được. Mình cũng mong là các cơ  chế quản lí của Nhà nước sớm thay đổi để các nhà khoa học được nhờ, đỡ  sợ mỗi khi Tết đến.

Để đỡ sợ Tết bà nghĩ một nhà khoa học cần khoản thưởng Tết bao nhiêu là hợp lý?

Khoảng từ 15 - 20 triệu  đồng là hợp lý. Nhưng cái khoản "hợp lý" này có lẽ là giấc mơ còn khá xa vời  đối với các nhà khoa học. May ra chỉ có các nhà khoa học ở các trung tâm tự hạch toán mới dám mơ tới nhưng cũng rất hiếm!

Tôi thì không biết thực tế  nó có hiếm hoi không. Nhưng thực lòng tôi rất mong các nhà khoa học như bà, nhất là các nhà  khoa học trẻ sẽ sớm vượt qua được cái "tao đoạn" này để có thể đón những cái Tết đàng hoàng và đầy đủ hơn. Mong rằng ngay từ sang năm sẽ không còn có nhà khoa học nào phải sợ Tết. Xin chúc bà và gia đình có một cái Tết đầm ấm.

TS Tăng Thị Chính, sinh năm 1961. Từ năm 1980 - 1985, bà học tại Đại học Công nghệ thực phẩm, chuyên ngành Công nghệ lên men vi sinh vật. Từ năm 1990, bà làm việc tại Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam. Năm 2001, bà bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Hiện tại bà đang là trưởng phòng Vi sinh vật môi trường, Viện Công nghệ Môi trường, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam.


Nguyên Thủy - Thu Hiền  (thực hiện)

TIN LIÊN QUAN

.
Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu
.